Thông tin về bệnh phồng đĩa đệm và cách chữa bệnh phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm là căn bệnh gây ra đau nhức, tê buốt ở vùng cột sống. Nếu như không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm cực kì cao. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh phồng đĩa đệm cũng như cách chữa bệnh phồng đĩa đệm qua bài viết dưới đây nhé!

Phồng đĩa đệm là bệnh gì?

Cấu trúc của đĩa đệm gồm nhân nhầy, các vòng sợi bao xung quanh nhân nhầy. Do nhiều yếu tố tác động làm cho đĩa đệm bị tổn thương, vòng sợi suy yếu dẫn đến bị rách nứt, nhân nhầy chui vào các khe rách làm đĩa đệm bị biến dạng và phồng một phần ra ngoài.

Phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm

Mặc dù nhân nhầy chưa thoát ra ngoài, chưa chèn ép nặng vào rễ thần kinh, tuy nhiên về lâu dài có thể gây ra đau nhức cột sống, tê mỏi chân tay và tiềm ẩn nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh phồng đĩa đệm

Phồng lỗi đĩa đệm giai đoạn đầu thường chưa có những biểu hiện cụ thể hay rõ ràng. Tuy nhiên, nếu phồng đĩa đệm lâu ngày sẽ khiến nhân nhầy bị tràn ra ngoài, chèn ép vào tủy sống, rễ thần kinh hoặc dây thần kinh cột sống. Theo Bs Vân Anh, các triệu chứng của phồng đĩa đệm không rõ rệt, thường bị phụ thuộc vào dây thần kinh mà nó bị ảnh hưởng như:

Dây thần kinh cột sống cổ bị đĩa đệm chèn ép thì người bệnh sẽ có triệu chứng tê đau ở hai vai, lan xuống cánh tay và bàn tay.

Phồng đĩa đệm là căn bệnh gây đau nhức, tê buốt vùng cột sống

Phồng đĩa đệm là căn bệnh gây đau nhức, tê buốt vùng cột sống

Dây thần kinh cột sống thắt lưng bị ảnh hưởng thì người bệnh sẽ thấy đau, tức vùng lưng, tê mỏi vùng hông và mông, cơn đau có thể lan xuống 2 cẳng chân và tê bì chân. Bệnh nhân thường đau hơn khi đứng hay đi lại, nằm và ngồi xuống thì đỡ đau.

Nếu bệnh chuyển biến nặng hơn thành thoát vị đĩa đệm thì ngoài việc phải chịu đựng các cơn đau thường xuyên, dai dẳng vùng cổ hoặc lưng (tùy thuộc vị trí thoát vị), cảm giác đau nhức, tê mỏi có thể lan sang các chi, người bệnh còn có khả năng bị tê liệt, mất khả năng vận động.

Một số cách chữa bệnh phồng đĩa đệm hiệu quả

Trên thực thế, việc điều trị bệnh còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương, triệu chứng, khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh ra sao, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Dưới đây là những biện pháp chuyên dùng để điều trị bệnh phồng đĩa đệm như sau:

Tập vật lý trị liệu

Việc tập các bài tập vật lý trị liệu dành riêng cho người bị phình đĩa đệm giúp tăng cường sức khẻo xương khớp, giảm đau, giảm sức ép của cột sống lên đĩa đệm: bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng, châm cứu, bấm huyệt, dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser.

Các bài tập này sẽ giúp làm giãn mâm sống, kéo giãn cột sống và dịch chuyển đĩa đệm bị phồng

Một số biện pháp khác cũng được người bệnh áp dụng như dùng đai lưng cố định cột sống, tắm suối khoáng, tắm bùn, chiếu hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân…

Bí quyết phòng ngừa và điều trị phồng lồi đĩa đệm hiệu quả nhất!

Điều trị nội khoa

Thuốc Tây

Thông thường, đối với thường hợp bị đau nhức dữ dội, kéo dài thường xuyên sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau và chống viêm trong thời gian ngắn để tiếp tục theo dõi. Kết hợp dùng thêm an thần, giãn cơ, các khớp cột sống, và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12).

Dùng thuốc Tây chữa phồng đĩa đệm

Dùng thuốc Tây chữa phồng đĩa đệm

Tuy nhiên, phồng lỗi đĩa đệm là tình trạng nhân nhày mất tính đàn hồi và mất nước nên việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ sẽ chỉ giải quyết được phần ngọn của bệnh mà chưa điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Bệnh thường tái phát lại nhiều lần.

Việc lạm dụng sử dụng thuốc giảm đau không theo dẫn của bác sĩ sẽ khiến bệnh tình trở nên nguy hiểm hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ gây hại cho dạ dày, gan, thận.

Thuốc Đông y

Song song với việc điều trị bằng thuốc Tây, rất nhiều người bệnh đã lựa chọn Đông y là hướng đi cuối cùng có thể chữa khỏi dứt điểm căn bệnh phình đĩa đệm. Các bài thuốc Đông y không chỉ có tác dụng giảm đau nhanh mà còn giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng xương khớp và điều trị dứt điểm từ căn nguyên gây bệnh.

Tuân theo lý luận của Y học cổ truyền, cơ thể con người lấy yếu tổ âm dương làm chủ, khi âm dương bị mất cân bằng sẽ kéo theo tạng phủ bị suy yếu. Đĩa đệm và cột sống có mối liên quan trực tiếp đến can và thận, khi khí huyết bị ứ trệ làm cho máu không được lưu thông, các chất độc thay thì được đào thải ra ngoài thì tích tụ dần ở các khớp xương gây đau nhức.

Lời khuyên cho người bệnh phồng đĩa đệm

Ngoài những cách chữa bệnh phồng đĩa đệm mà chúng tôi chia sẻ trên đây, để quá trình điều trị bệnh phồng đĩa đệm được hiệu quả nhất thì bạn đừng bỏ qua các lời khuyên dưới đây nhé!

1. Hạn chế di chuyển nhiều trong một vài tháng: Không nâng vật nặng, không nhảy, không ngồi xe lâu, không khom lưng.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế tối đa thực phẩm chế biến sẵn. Bổ sung vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết.

3. Giảm cân nếu bạn đang thừa cân, điều này sẽ giúp giảm áp lực đáng kể khi đĩa đệm bị tổn thương. Chỉ cần đảm bảo chế độ ăn hợp lý, không cần phụ thuộc quá nhiều vào các bài tập giảm cân.

4. Thực hiện các bài tập kéo dãn lưng một cách tự nhiên. Bạn hãy nằm ngửa, co đầu gối, bàn chân đặt trên sàn nhà. Hít sâu và nhẹ nhàng cong thắt lưng. Thở ra nằm xuống như ban đầu. Lặp lại khoảng 10 lần/ngày.

Mong rằng với những chia sẻ về cách chữa bệnh phồng đĩa đệm mà chúng tôi vừa chia sẻ, quý bạn đọc sẽ trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết nhất về bệnh phồng đĩa đệm.

Xem thêm:

Chữa đau dạ dày bằng nấm linh chi

Top những mẹo hay chữa bệnh tại nhà bạn nên biết