Nhiệt miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Hãy cùng theo dõi 3 cách chữa bệnh nhiệt miệng nhanh nhất mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây nhé!
Bệnh nhiệt miệng có nguy hiểm không? Nguyên nhân bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng (Recurrent Aphthous Stomatitis – RAS) là một bệnh viêm loét xuất hiện ở miệng. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Đây là bệnh nhẹ nhưng khá phổ biến.
Nhiệt miệng không gây nguy hiểm, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng khá nhiều và bất tiện đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong ăn uống. Những người bị áp tơ miệng thường xuyên cũng khá vất vả, vì vậy, cần nhận diện được dạng mà mình đang mắc phải để biết cách điều trị hợp lý.
Nhiệt miệng là một dạng viêm nhiễm gây ra vết lở nhỏ ở niêm mạc miệng với đáy màu vàng nhạt và bao quanh bởi 1 đường màu đỏ tươi khiến người bệnh thấy đau và khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Một số nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng
Theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng là do bị nóng trong người hoặc ăn nhiều đồ có tính nóng. Còn theo quan điểm của y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị nhiệt miệng như sau:
- Do các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng,…
- Do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc khoang miệng phản ứng với các thành phần hóa học nào đó, chẳng hạn như kem đánh răng, nước sút miệng…
- Do niêm mạc miệng bị tổn thương do chúng ta vô tình căn phải hoặc ăn thức ăn qua nóng…
- Nhiệt miệng do thiếu vitamin B12, B9 (axit folic hay folat) và các khoáng chất như sắt, kẽm…
- Stress cũng gây nhiệt miệng.
3 cách chữa bệnh nhiệt miệng nhanh nhất
1. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Mật ong chữa nhiệt miệng cũng là một phương pháp hữu ích mà bạn nên sử dụng, nhờ mật ong có tính chất khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt, đồng thời mật ong có chứa nhiều nước giúp hồi phục vết thương nhanh hơn. Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất bôi lên tổn thương nhiệt miệng lở miệng và để vậy khoảng vài giờ thì súc miệng lại. Tuyệt đối không dùng mật ong pha uống nhé vì mật ong nếu dùng đường uống thì rất nóng có thể cho tác dụng ngược lại đó nhé.
2. Chữa nhiệt miệng bằng củ cải
Không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà củ cải còn có tác dụng chữa viêm nhiệt miệng rất hiệu quả. Củ cải ép lấy nước, dùng nước ép này ngậm, ngày ngậm 3 lần. Sau vài lần đảm bảo nhiệt miệng sẽ khỏi.
Theo như thống kê thế giới thì hầu như ai cũng từng bị nhiệt miệng. Hơn nữa khoảng 20% trong số đó thường xuyên bị lại. Nhiệt miệng có thể xuất phát từ tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng. Chính vì vậy để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng cần phải vệ sinh răng miệng đúng cách tránh tổn thương niêm mạc miệng. Có thể súc miệng bằng nước muối ấm để diệt lành vi khuẩn và lành những tổn thương niêm mạc lợi trước khi thành viêm nhiệt miệng.
3. Ăn khế chua chữa nhiệt miệng
Bạn đừng nên nghĩ rằng khế là loại quả chua và thường được chế biến nấu ăn, chính vì vị chua của khế mà giúp quả khế có thêm một công dụng rất tốt đó là chữa nhiệt miệng hiệu quả. Bạn đem vài quả khế chua đi rửa sạch rồi giã nát ra cho vào nồi. Sau đó đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi nguội thì bạn cho vào miệng ngậm và nuốt dần. Bạn ngậm một ngày 2 đến 3 lần.
Lời khuyên cho người bị nhiệt miệng
Ngoài áp dụng 3 cách chữa nhiệt miệng được cho là nhanh nhất trên đây, để chữa nhiệt miệng hiệu quả, bạn cần bỏ túi một số lưu ý bên dưới:
1. Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nức. Không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.
2. Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…
3. Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.
4. Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.
5. Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Nhiệt miệng không nên ăn gì?
1. Nên tránh những thực phẩm cay nóng: Bị lở miệng nên tránh các loại gia vi cay nóng như tỏi ớt, tiêu, các loại nước mắm… và một số đồ ăn mang tính chất nóng như thịt chó, thịt gà…. sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng hơn.
2. Hạn chế những thứ có nhiều gia vị, axit như trái cây họ cam, quýt…. hay những đồ ăn quá cứng, giòn.
3. Không nên uống những đồ uống có cồn, cafein khi bị lở miệng, ngoài ra hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng loét miệng bị viêm nặng hơn.
4. Ngoài ra, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đây là điều rất quan trọng bởi vì vi khuẩn trong khoang miệng là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh lở miệng. Vì thế việc chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng đúng cách, súc miệng nước muối ấm thường xuyên, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn trên răng.
5. Nên tránh những tình huống gây stress không chỉ là nguyên nhân hình thành nên những vết giộp khó chịu mà còn suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.
Chúc bạn thành công với cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất mà bài viết trên vừa chia sẻ!
Xem thêm:
Mẹo chữa lẹo ở mắt nhanh trong một nốt nhạc
Hé lộ bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả không cần thuốc