Đối với bệnh nhân xương khớp ngoài các loại thuốc ra thì chế độ dinh dưỡng rất là quan trọng. Vậy để phòng ngừa bệnh xương khớp thì cần phải có chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Dinh dưỡng phòng ngừa bệnh xương khớp
Ăn nhiều các loại rau quả:
Mỗi ngày nên ăn hơn 300g rau các loại và hơn 200g trái cây, để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, -caroten, khoáng chất kali, magiê là những chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa các bệnh thoái hóa.
Ăn đủ thức ăn giàu đạm:
Đạm động vật như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu, sò. Đạm thực vật như: tàu hủ, bột đậu nành, các loại đậu đỗ. Mỗi ngày nên ăn trung bình 50g thịt, 50 -100g cá, 100g đậu hủ, 30g đậu đỗ, trứng 3 – 4 quả/tuần. Nếu cholesterol máu cao hoặc có sỏi mật ăn 1 – 2 quả/tuần. Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo omega-3 có trong cá có thể giúp giảm viêm khớp.
Sữa:
Nên uống 2 – 3 ly/ngày. Nếu có thừa cân hoặc cholesterol máu cao thì thay bằng sữa tách béo. Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt giàu canxi rất cần thiết cho người bệnh xương khớp.
Chất béo:
Nên ăn vừa phải, chọn các loại dầu thực vật như: dầu mè, dầu nành, dầu phộng… trung bình 20g/ngày. Nếu thừa cân nên giảm thức ăn chiên xào, ăn thịt nạc bỏ da, các món kho luộc hấp. Nếu thiếu cân suy dinh dưỡng, cần tăng thêm chất béo trong thức ăn.
Ăn đủ thức ăn giàu bột:
Cơm, mì, nui, bắp, khoai, củ… để không bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Nên ăn gạo lức, thêm khoai củ, bắp để tăng chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.
Tránh ăn quá mặn, quá ngọt:
Lưu ý ở các bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường, thận. Một số thuốc điều trị bệnh khớp có tác dụng giữ natri, mất kali hoặc các thuốc tráng dạ dày dùng kèm có tác dụng giữ natri, canxi, magiê.
Tránh dùng rượu và các chất kích thích thần kinh:
Các chất này thường gây co cứng cơ, giảm tác dụng của thuốc, gây bất lợi trong điều trị.
Trên đây chính là một số chia sẻ về dinh dưỡng cho người bệnh xương khớp. Bên cạnh đó, trà chùm ngây là một trong những thức uống mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho xương khớp nói riêng và cho sức khỏe nói chung. Chi tiết về tác dụng của trà chùm ngây các bạn xem tại: Tác dụng của trà chùm ngây và cách pha trà chùm ngây tại nhà.
Chúc các bạn sức khỏe!
Xem thêm:
— Viêm xương khớp không nên ăn gì?
— Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì với bệnh xương khớp ở tuổi già?