Nếu con em bạn đang gặp các vấn liên quan đến ho khiến bạn cảm thấy lo lắng thì hôm nay ykhoaviet.vn xin giới thiệu đến bạn dùng lê trị ho rất hiệu quả, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Vậy có cách nào để trị ho bằng lê cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Quả lê trị ho như thế nào?
Theo Đông y, quả lê này có vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ, tính mát, tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho, sinh tân dịch, tiêu độc và tiêu đờm.
- Do có tính mát nên lê còn đem đến tác dụng tiêu đờm, sinh tân dịch, cải thiện tình trạng đau rát cổ họng, giảm khát…
- Quả lê là một thực phẩm làm mát, do đó, ngăn ngừa tổn thương phổi và thêm độ ẩm cho phổi và ngăn ngừa vi khuẩn.
- Quả lê hoạt động như một chất chống viêm trong hệ hô hấp. Quả lê giúp duy trì độ ẩm trong phổi. Do tính chất chua của nó, giúp loại bỏ đờm.
- Do đó, trong y học cổ truyền của các nước châu Á, quả lê thường được dùng để chữa các chứng bệnh liên quan đến phổi như ho khan, ho gió và ho có đờm.
Còn trong y học hiện đại, quả lê có chứa các thành phần như canxi, phốt-pho, chất xơ, các axit amin, vitamin, chất chống oxy hóa nên có công dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch, cải thiện chức năng hệ hô hấp. Bên cạnh đó là nguồn vitamin tuyệt vời như vitamin C và vitamin K, lê có chứa các chất dinh dưỡng và khoáng chất cùng với đặc tính làm mát, chữa lành nhiều bệnh như ho và cảm lạnh.
2. Cách chưng lê trị ho tại nhà
Trẻ em hay gặp các vấn đề về đường hô hấp, thường gặp nhất là ho. Bạn có dùng quả lê như là cách giảm ho và trị ho nhé!
Trị ho bằng Lê – Gừng – Đường phèn
Gừng có tính ấm, đặc biệt hiệu quả trong trị các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho gió, ho khan, ho có đờm đặc. Kết hợp với lê và đường phèn sẽ giúp tăng hiệu quả trị ho lên gấp nhiều lần.
Đối với cách chưng lê trị ho cho bé này, các mẹ tiến hành như sau:
- Gừng rửa sạch và cạo lớp vỏ bên ngoài, rồi sau đó thái nhỏ hoặc nghiền nát.
- Lê rửa sạch, gọt vỏ rồi thái miếng nhỏ vừa ăn.
- Cho gừng và lê vào bát nhỏ, trộn với một ít đường phèn vừa đủ.
- Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy khoảng 20 phút, đợi nguội rồi chắt nước cho bé uống.
>>>Bài viết tham khảo thêm: Thuốc ho tốt nhất
Bài thuốc trị ho Lê – Đường phèn – Kỷ tử
Kỷ tử giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa cảm cúm. Vì vậy, lê chưng với đường phèn và kỷ tử không chỉ giúp trị ho, mà còn ngăn ngừa cúm cho bé hiệu quả.
Cách làm như sau:
- Lê rửa sạch và cắt bỏ phần đầu cuống.
- Khoét vào bên trong quả lê để bỏ phần lõi và hạt.
- Cho kỷ tử đã rửa sạch vào trong quả lê, cùng với một ít đường phèn.
- Đem chưng cách thủy khoảng 40 phút, rồi tắt bếp.
- Đợi nguội thì cho bé ăn cả cái và nước.
Chưng lê với Kỷ tử – Táo tào – Đường phèn
Táo tàu là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong Đông y, có tính ôn, bổ tỳ vị và an thần. Bổ sung vị thuốc này vào các bài thuốc trị ho sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt hiệu quả khi bé bị ho do cảm cúm.
Bạn có thể áp dụng cách làm sau:
- Lê rửa sạch và cắt bỏ phần đầu cuống.
- Khoét bỏ phần lõi và hạt lê.
- Táo đỏ và kỷ tử rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 15 phút. Sau đó thái nhỏ táo đỏ.
- Cho táo đỏ, kỷ tử, đường phèn và vài hạt muối vào trong quả lê.
- Hấp cách thủy khoảng 15 phút, sau đó cho bé uống nước và ăn cả cái.
Lê hấp đường phèn
Theo Đông y, đường phèn có vị ngọt, tính bình giúp bổ phế và tỳ. Đường phèn được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc trị các chứng ho khan, ho có đờm, đau rát họng.
Do đó, đây là một trong những bài thuốc trị ho cho trẻ hiệu quả, được sử dụng phổ biến trong dân gian. Cách làm như sau:
- Lê rửa sạch, sau đó cắt bỏ phần chóp đầu cuống.
- Khoét vào bên trong lõi quả lê để bỏ hạt, đồng thời cho vào đó một ít đường phèn.
- Đem lê hấp cách thủy khoảng 15 phút.
- Đợi nguột bớt thì cho bé uống nước và ăn cả cái để trị ho.
Cách chưng lê trị ho cho bé với mật ong
Sự kết hợp giữa lê và mật ong sẽ giúp làm dịu cổ họng, giữ ấm cho cơ thể của bé. Vì hai nguyên liệu này gồm các thành phần có tác dụng giữ ấm vùng hầu họng, bổ phế, kháng viêm, giảm ho, tiêu đờm hiệu quả.
Cách chưng lê trị ho cho bé với mật ong:
- Lê rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Trộn lê đã cắt với một lượng mật ong vừa đủ, rồi hấp cách thủy khoảng 20 phút.
- Đợi hỗn hợp nguội bớt thì chắt nước cho bé uống, mỗi ngày 2 – 3 lần.
3. Lưu ý khi dùng lê trị ho
Cách chưng lê trị ho cho bé được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để không gặp phải những ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau khi chữa ho cho trẻ bằng quả lê:
- Không ăn lê cùng lúc với nước sôi, rau dền, thịt vịt.
- Không nên ăn lê nếu bị dị ứng, đau bụng hay tiêu chảy.
- Không dùng những quả lê bị dập nát, thối hay có sâu bên trong.
- Dừng ngay cách chưng lê trị ho cho bé khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng.
- Không dùng các cách chưng lê trị họ cho bé nêu trên cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
- Bổ sung đủ chất dinh dưỡng và cho bé nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
- Chọn những quả lê tươi rõ nguồn gốc và xuất xứ. Lê mới hái sẽ mang lại hiệu quả chữa ho cho bé tốt nhất.
- Ho xuất phát từ nhiều nguyên nhân, để quá trình điều trị nhanh và hiệu quả, mẹ cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó mới lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
- Các bé chưa mọc răng hoặc khả năng nhai còn kém, khi thực hiện cách chưng lê trị ho cho bé, bố mẹ cần nghiền lấy nước lê rồi kết hợp với các nguyên liệu khác để bé dễ sử dụng.
- Vì cách chưng lê trị ho cho bé là bài thuốc từ thiên nhiên nên tác dụng của phương pháp này khá chậm; do đó, mẹ cần kiên trì sử dụng, tránh nôn nóng dẫn đến lạm dụng và gây ra những phản ứng ngược gây hại cho sức khỏe.
- Các cách chưng lê trị ho cho bé chỉ có tác dụng trong trường hợp bệnh mới chớm, tình trạng bệnh nhẹ. Nếu bé ho kéo dài kèm theo các triệu chứng chán ăn, sốt, mệt mỏi, bố mẹ phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Bài viết này có sự tham khảo thông tin từ Nhà thuốc Việt