Phương pháp dùng khế trị ho là một phương pháp được dân gian áp dụng và tin tưởng để chữa bệnh. Việc sử dụng phương pháp này không chỉ giúp giảm ho khan mà còn cải thiện nhanh chóng tình trạng ho có đờm. Điều đáng chú ý là khế chua là một loại thảo dược tương đối lành tính và không gây ra tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
Khế chua và công dụng chữa bệnh ho
Trong Đông y, quả khế được gọi là Ngũ liễm tử và có vị chua chát, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, đào thải độc tố và khử phong tán hàn, giải uế, thúc đẩy quá trình lành vết thương, đặc biệt là ở vùng cổ họng.
Nhờ tính bình và vị chua, quả khế còn có tác dụng giảm đau rát cổ họng, kháng viêm, kháng khuẩn, long đờm, hạ sốt, giảm ngứa họng và cắt giảm cơn ho. Ngoài ra, nó còn ức chế hoạt động và sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus cảm cúm. Vì thế, quả khế thường được dùng trong điều trị bệnh ho khan, ho có đờm, cảm cúm, sốt, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan và một số bệnh lý về đường hô hấp khác.
Trong y học hiện đại, quả khế được sử dụng để cầm máu và giảm trĩ. Nước ép quả khế có tác dụng hạ sốt, giảm ho và cải thiện bệnh viêm họng, đau xương khớp. Nhờ những hoạt chất có lợi, dược liệu này còn có khả năng khắc phục tình trạng lở ngứa da và làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp tiểu ít. Trong 100 gram khế chứa 35,7 calo. Vị chua của khế được hình thành do các loại axít hữu cơ. Theo các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tìm ra 800 – 1250mg axít hữu cơ trong 100 gram khế, bao gồm 300 – 430mg axit tartric (4 – 70mg axit oxalic trong khế ít chua), 300 – 500mg axit oxalic, 100 – 130mg axit citric và 140 – 220mg axit succinic.
Quả khế chứa lượng axít hữu cơ có tác dụng làm giảm ho, tiêu đờm, đau rát và ngứa ngáy cổ họng, cùng với tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, đào thải độc tố và các tác nhân gây hại trong cơ thể. Ngoài ra, quả khế còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng như Kẽm, Kali, Phốt pho, Sắt, Magiê, giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh, tăng cường hệ tiêu hóa và miễn dịch, đồng thời ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
Cả thịt và vỏ quả khế đều chứa lượng chất xơ giúp cải thiện và thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa sự hấp thụ cholesterol lipoprotein (LDL) và phòng ngừa tổn thương trong đường ruột.
Với lượng vitamin C có trong quả khế, có khả năng sát khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt động và tiêu diệt các tác nhân gây hại trong cổ họng. Nó cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp kích thích và hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại các gốc tự do – nguyên nhân gây viêm tế bào.
Ngoài ra, quả khế còn có nhiều tác dụng chữa bệnh khác như sốt rét và ho do sốt rét, kinh giản ở trẻ em, kiết lỵ, cảm sốt, giải độc tiêu viêm, vết thương chảy máu, ngộ độc rượu và giải khát.
Cách trị ho bằng khế chua
Đây được xem là cách trị ho an toàn và hiệu quả thường được áp dụng!
Nguyên liệu:
- 1 – 2 quả khế chua
- Muối hạt.
Cách 1:
- Khế chua mang đi rửa sạch
- Ngâm khế chua trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất và lượng bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt quả
- Vớt khế ra ngoài và rửa lại với nước sạch, để ráo nước
- Thái khế thành từng khúc và loại bỏ phần hạt
- Cho khế vào cối và thực hiện giã nát. Hoặc cho khế vào máy xay sinh tố và thực hiện xay nhuyễn
- Chắt lấy phần nước cốt
- Thêm một chút muối vào cùng, khuấy cho tan
- Ngậm và nuốt từ từ nước khế chua
- Thực hiện 1 lần/ngày sau khi ăn no.
Cách 2:
- Khế chua mang đi rửa sạch
- Ngâm khế trong nước muối pha loãng
- Sau 15 phút, vớt khế ra ngoài và rửa lại với nước sạch, để ráo nước
- Thái khế thành từng lát mỏng hoặc từng khúc vừa ăn. Đồng thời loại bỏ phần hạt
- Cho khế đã thái vào chén, thêm một ít muối hạt vào cùng và trộn đều
- Ngậm, nhai kỹ, nuốt từ từ nước cốt khế và bã
- Sử dụng 1 lần/ngày sau khi ăn no.
Người bệnh kiên trì thực hiện bài thuốc chữa ho bằng khế chua theo dân gian từ 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy tình trạng ho khan, ho có đờm thuyên giảm đáng kể. Bên cạnh đó, tình trạng ho do sốt, ho do viêm họng, ngứa, đau rát cổ họng… cũng không còn.
Những điều cần lưu ý khi chữa ho bằng khế chua
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng bài thuốc chữa ho bằng khế chua theo phương pháp dân gian, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Không khuyến cáo sử dụng bài thuốc này cho những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị viêm loét dạ dày, viêm đường ruột, xuất huyết dạ dày và một số bệnh lý khác liên quan đến đường tiêu hóa, vì chất chua trong quả khế có thể làm tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn.
- Nên ăn no trước khi sử dụng bài thuốc và không nên lạm dụng khế để tránh đau dạ dày và mắc phải một số bệnh lý khác liên quan đến hệ tiêu hóa.
- Nếu bệnh ho không khỏi sau khi sử dụng bài thuốc từ khế chua hoặc bệnh tình trạng nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đến ngay bệnh viện và thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe hiện tại để được chẩn đoán và điều trị hợp lý, tránh gây nguy hiểm.
- Bài thuốc này không có khả năng điều trị ho lao và không thể thay thế thuốc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa kê đơn.
Tham khảo thêm: Top 10 Siro ho, thuốc ho tốt nhất và hiệu quả nhất hiện nay
Vậy là bạn đã tìm hiểu xong về chủ đề “Hướng dẫn dùng khế trị ho hiệu quả? Đơn giản và hiệu quả!“. Mong rằng những thông tin mà mình cung cấp hữu ích với bạn! Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Theo: nhathuocviet.vn
Tin liên quan
7 cách trị ho lâu ngày tại nhà hiệu quả nhất!