Bệnh chàm là một căn bệnh thường gặp ở những trẻ em 6 tháng tuổi về bệnh ngoài da của bé. Nếu bạn không chăm sóc cho các bé một cách kĩ lưỡng thì da bé có thể nhiễm căn bệnh nay càng ngày càng nặng hơn. Bài viết hôm nay chúng tôi chia sẻ cho các ông bố bà mẹ biết về thông tin từ căn bệnh chàm ảnh hưởng đến da của bé.
- ROBIILAC OptiPro Formula – Giải Pháp Dinh Dưỡng Hoàn Hảo Cho Trẻ Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân Và Hấp Thu Kém
- TOP 7 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ tốt nhất
- Thiếu máu não nên ăn gì? TOP 10+ thực phẩm tốt nhất
- TOP 10 thực phẩm cực tốt giúp phổi khỏe mạnh mỗi ngày
- Những thực phẩm giúp hạ sốt nhanh, hiệu quả tại nhà
1. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm
- Nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất đạ dạng và phức tạp được tổng hợp thành 3 nguyên nhân chính như sau:
– Đa số bệnh chàm là do di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì có nguy cơ cao là trẻ sẽ mắc bệnh chàm.
– Do rối loạn các hoạt động cơ thể như rối loạn chức năng bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, tiêu hóa, sự thay đổi nội tiết cơ thể.
– Bệnh nhân mắc phải các căn bệnh các bệnh về thận, viêm tai, suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng,…
– Do nguyên nhân dị nguyên như tiếp xúc với các đồ dùng gây dị ứng hằng ngày như quần áo, chăn màn, khăn,… hoặc ăn phải các thức ăn lạ ( không hợp cơ địa) như cá biển,tôm cua.
– Do sức đề kháng của trẻ yếu và chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt các vitamin,dư thừa các chất đạm…
- Các triệu chứng của bệnh chàm:
– Khi trẻ mắc bệnh thì các vùng da sẽ bị nổi đỏ thành từng mảng và khô hơn vùng da bình thường. Khi tình trạng bệnh nặng hơn thì vùng da này sẽ bị viêm tấy trở nên đỏ hơn và ứa nước. Vùng da này sẽ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng với các loại hóa chất trong nước hoa, xà bông, bột giặt. Khi đó các vết đỏ sẽ trở nên rất ngứa ngáy nhưng nếu gãi thì càng làm cho vùng da đó càng ngứa và đỏ.
– Đối với trẻ sơ sinh, khu vực da thường xuất hiện chàm đó là trên mặt, trán hoặc da đầu… hoặc có thể bắt đầu từ chân, tay trước rồi lan rộng khắp cơ thể. Đối với các trẻ lớn hơn, thì bệnh thường xuất hiện trên mặt sau đầu gối, trong khủy tay, xung quanh cổ tay và mắt cá chân. Các hoạt động gãi khi ngứa sẽ gây trầy xước da và khiến vùng da bị bệnh trở nên dày hơn, khô hơn và trở nên xẫm màu.
2. Biện pháp chăm sóc da phù hợp:
Khi trẻ có các triệu chứng trên thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu để có hướng điều trị thích hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bé điều trị bằng thuốc, sử dụng các sản phẩm đặc biệt để chăm sóc da nhằm hạn chế các nguy cơ trẻ nhỏ phải chữa trị phức tạp bằng thuốc.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh và tắm rửa cho bé:
– Cắt ngắn móng tay cho bé để tránh những tổn thương cho vùng da khi bé gãi.
– Tránh tắm cho bé trong bồn tắm quá 5 đến 10 phút. Khi sử dụng nước ấm để tắm cho bé thì nên để nước ở khoảng 36 độ C. Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa xà phồng và hương liệu để tắm cho bé.
– Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại khăn 100% cotton để làm khô da bé. Tuyệt đối không được lau quá mạnh.
– Bạn nên sử dụng một loại kem ẩm dưỡng da thích hợp để làm ẩm cho da bé sau khi tắm.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên quét dọn trong phòng của bé để tránh bụi và vụi vải và để phòng bé thật thoáng khí, hạn chế để bé trong căn phòng đầy khói.
Bạn nên lưu ý về quần áo mặc cho trẻ. Hãy cho trẻ mặc quần áo lót chất liệu 100% cotton, không dùng len và các chất liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé. Không nên dùng các chất làm mềm vải khi giặt đồ cho bé.
Cuối cùng đó là về thực phẩm cho trẻ, bạn không nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá. Đối với trẻ sơ sinh bạn nên duy trì sửa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể và chỉ nên cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn khi bé từ 6 tháng trở lên ( hạn chế các loại thức ăn gây dị ứng).
– Lưu ý: Vì tính chất bệnh rất dễ bị tái phát nên bạn nên đưa trẻ đi tái khám sau mỗi đợt điều trị để dứt điểm cho bé!
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cần thiết cho các bé về các loại bệnh chàm cho những thông tin ông bố bà mẹ có hiểu thêm về bệnh này đối với con của mình. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu các bé với tình trạng quá nặng về bệnh chàm để được điều trị tốt nhất. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: hanhphuccuame.com