Hầu hết mọi người đều biết những biến chứng mà bệnh cao huyết áp đã gây ra không chỉ tổn hại đến sức khỏe mà còn làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trở thành gánh nặng cho gia đình nếu không được chữa trị kịp thời. Tại sao bệnh lại nguy hiểm đến vậy và do đâu mà đa số mọi người đều xem nó như một “kẻ giết người thầm lặng” hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Biểu hiện của bệnh huyết áp cao
Bệnh huyết áp cao thường không có những biểu hiện thường xuyên và đặc thù. Do đó, khoảng hơn 30% người bị huyết áp cao không biết mình bị bệnh cho đến khi đo huyết áp. Một vài triệu chứng có thể gặp phải khi bị huyết áp cao là đau đầu dữ dội, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nôn ói, thị lực giảm, thỉnh thoảng đau ngực, có thể xuất hiện một vài vấn đề về hô hấp, hoặc đi tiểu ra máu…
Tuy vậy, nhiều người bị cao huyết áp chia sẻ rằng, họ chỉ bị một hoặc vài triệu chứng kể trên. Có người cho biết, họ không hề gặp phải triệu chứng nào, nhưng khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, họ mới phát hiện ra mình bị cao huyết áp.
Bệnh diễn ra khá âm thầm, nhưng khi bùng phát sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Không dừng lại ở đó, những ảnh hưởng này sẽ kéo theo hàng loạt những gánh nặng cho các thiết chế xã hội khác nhau như gia đình, giáo dục, kinh tế, y tế…
Xác định huyết áp cao thông qua xét nghiệm và chuẩn đoán
Rất khó để xác định một người bị huyết áp cao thông qua các dấu hiệu lâm sàng. Thông thường, bác sĩ chỉ kết luận một người bị cao huyết áp khi chỉ số huyết áp khi đo của họ vượt quá giới hạn huyết áp bình thường.
Thông thường, số đo huyết áp của một người được xác định bằng 2 chỉ số. Chỉ số thứ nhất, được gọi là huyết áp tối đa, được đánh giá bằng áp lực của động mạch khi tim co ở tâm thu. Chỉ số thứ hai, gọi là huyết áp tối thiểu được đánh giá bằng áp lực của động mạch lên tim trương khi tim giãn. Huyết áp được xem là cao khi huyết áp tối đa từ 140mmHg trở lên và huyết áp tối thiểu từ 90mmHg trở lên.
Biến chứng của huyết áp cao
Bệnh huyết áp cao diễn ra âm thầm, nhưng một khi bùng phát sẽ diễn tiến thành các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan đặc biệt quan trọng của cơ thể như tim, mạch máu, não bộ, mắt, thận. Mà nguyên nhân chủ yếu đến từ cục máu đông.
Khi huyết áp tăng cao, sẽ tạo thành những áp lực lớn lên mạch máu. Do đó, mạch máu dễ bị rạn nứt, tổn thương, lâu dần làm cho mạch máu dễ bị xơ cứng và dần dần hẹp lại. Những tổn thương này có nguy cơ sẽ làm xuất hiện các cục máu đông trong lòng mạch. Khi cục máu đông xuất hiện và di chuyển trong lòng mạch, rất dễ tắc ở các mạch máu nhỏ như các mạch máu ở não, ở tim, Thêm vào đó, những người huyết áp cao nhưng không ổn định, sẽ khiến áp lực máu tăng giảm đột ngột làm mạch máu phải giãn nở quá mức, đến một mức độ nhất định – điểm cực, chúng sẽ bị vỡ, và gây nên hiện tượng xuất huyết não.
Cụ thể hơn, ở tim, các biến chứng do huyết áp cao gây ra ở tim thường là hiện tượng phì tim, bệnh về mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và thậm chí là suy tim. Nếu quý độc giả đang bị cao huyết áp, mà thấy cơ thể mình thường xuất hiện những cơn đau thắt ở vùng ngực, tức ngực, rất có thể, quý độc giả đã gặp phải một trong những biến chứng ở tim do bị cao huyết áp.
Ở não, huyết áp cao có thể dẫn tới hệ quả làm người bệnh đứt mạch máu não, nhồi máu não, chảy máu trong não. Hậu quả của những tình trạng này là khiến người bệnh bị liệt nửa người.
Thêm vào đó, huyết áp cao cũng có thể dẫn tới những tổn thương mạch máu ở thận, gây ra hiện tượng suy thận. Ngoài ra, áp lực máu cao ở mắt sẽ dẫn tới hệ quả là võng mạc của mắt bị quá tải. Điều này khiến cho người bị huyết áp cao bị suy giảm thị lực, dần dần dẫn tới mù lòa.
Phòng bệnh huyết áp cao như thế nào?
Để phòng bệnh huyết áp cao, mỗi chúng ta nên duy trì một lối sống lành mạnh và một chế độ dinh dưỡng, đủ chất, cân bằng, ăn nhiều rau xanh, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ.
Thêm vào đó, nên kiểm soát lượng muối hàng ngày chúng ta thường xuyên nạp vào cơ thể. Nhiều nghiên cứu được tiến hành trên những nhóm dân cư khác nhau đã chỉ ra tỷ lệ thuận giữa lượng muối dung nạp vào cơ thể mỗi người và bệnh cao huyết áp. Những nhóm dân cư có tập quán ăn mặn luôn có tỷ lệ người cao huyết áp lớn hơn so với các quần thể có tập quán ăn nhạt.
Mặt khác, mỗi người nên kiểm soát cân nặng của mình. Bởi việc thừa cân, béo phì cũng là yếu tố nguy cơ dẫn tới huyết áp cao. Theo số liệu nghiên cứu trên 100.000 trẻ em và thiếu niên từ 3 đến 17 tuổi từ năm 2007 đến 2011, nhóm trẻ em bị thừa cân và béo phì có nguy cơ bị huyết áp cao gấp 2-3 lần những nhóm trẻ em khác.
Ngoài ra, để phòng bệnh huyết áp cao, hàng ngày, chúng ta nên luyện tập thể dục thể thao, vận động cơ thể để có sức khỏe tốt.
Đồng thời, nên dự phòng ít nhất một chiếc máy đo huyết áp điện tử hoặc máy đo huyết áp cơ tốt nhất trong nhà để chủ động theo dõi tình hình huyết áp của cơ thể.
>>> Xem thêm: cách chọn máy đo huyết áp chính xác
Các bạn thấy đấy những triệu chứng, biểu hiện của bệnh cao huyết áp khá giống với nhiều căn bệnh thường gặp khác mà không phải là những triệu chứng điển hình của bệnh nên nếu không đo huyết áp sẽ rất khó xác định được bản thân mình có đang mắc bệnh hay không. Và đó cũng chính là câu trả lời vì sao khi nhắc tới huyết áp cao, nhiều người liên tưởng tới tên gọi “kẻ giết người thầm lặng”.