Cây nhàu và công dụng chữa bệnh của cây nhàu

Cây nhàu mọc hoang tại vùng đông nam á, tây ấn, đông polynesia, Tây ấn, hawaii. ở việt nam thường mọc nhiều ở các tỉnh phía nam. Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều làm thuốc được : Quả, lá, vỏ, rễ.

cay-nhau

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY NHÀU

Nhàu rừng, cây ngao

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY NHÀU

Rễ, thu hái vào mùa đông, được dùng nhiều nhất. Lá vào mùa xuân. Quả vào mùa hạ. Rễ phơi khô. Lá và quả dùng tươi.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NHÀU

Vỏ rễ chứa morindon, morindin, morindadiol, soranjidiol, acid rubichloric, alizarin a-methyl ether và rubiadin 1-methyl ether.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY NHÀU

Chữa huyết áp cao, nhức mỏi, đau lưng: Ngày 10- 20g vỏ rễ sắc hoặc sao vàng ngâm rượu uống. Lá giã đắp chữa nhọt mủ. Lá sắc uống chữa sốt, lỵ, ỉa chảy. Quả làm dễ tiêu, nhuận tràng, chữa lỵ, băng huyết, bạch đới, ho, cảm, phù, đau dây thần kinh, đái đường.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY NHÀU

Cây nhàu có tên khoa học là MORINDA CITRIFOLIA L thuộc họ RUBIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY NHÀU

18_Sep_2014_041717_GMTm8

Cây nhỡ, cao 6- 8m. Thân cành non có cạnh, hơi dẹt, có rãnh. Lá mọc đối, có lá kèm, phiến lá uốn lượn, mặt trên xanh bóng, mặt dưới nhạt. Hoa màu trắng sau vàng họp thành hình chùy đối diện với lá. Quả thịt, hình trứng gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, khi chín màu vàng, chứa cơm mềm. Hạt nhiều.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY NHÀU

Hoa: Tháng 11- 2; Quả: Tháng 3- 5.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY NHÀU

Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam.

Trên đây là một số thông tin về cây nhàu, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây nhàu được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)