Cây niệt gió là loài cây mọc hoang ở rừng thưa, bờ bụi nhiều nơi trong nước. Thu hái rễ cây vào mùa hạ – thu- đông. Rửa sạch, phơi khô hoặc nấu một đêm, mở nắp cho bay bớt chất độc rồi phơi khô, khi dùng nấu thêm 3 giờ, mở nắp để giảm độc tố.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY NIỆT GIÓ
Gió niết, gió cánh, nam cam toại
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY NIỆT GIÓ
Lá thu hái quanh năm. Dùng tươi.
3. CÔNG DỤNG CỦA CÂY NIỆT GIÓ
Chữa mụn nhọt, sưng đau: Lá giã nát thêm dầu lạc hoặc dầu vừng, đắp (trộn dầu để tránh gây phồng da). Có thể dùng làm thuốc diệt sâu bọ trong nông nghiệp. Cây độc, cần hết sức thận trọng khi dùng.
4. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY NIỆT GIÓ
Cây niệt gió có tên khoa học là WIKSTROEMIA INDICA (L.) C.A. Mey thuộc họ THYMELEACEAE
5. MÔ TẢ CỦA CÂY NIỆT GIÓ
Cây nhỏ, sum sê. Cành màu đỏ, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mang nhiều vết sẹo rõ. Lá mọc so le hay mọc đối, gần như không cuống. Phiến lá kai, nhẵn, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt. Cụm hoa là một bông ngắn mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng lục. Quả hình trứng, khi chín màu đỏ.
6. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY NIỆT GIÓ
Hoa: Tháng 6- 7; Quả: Tháng 8- 9.
7. PHÂN BỐ CỦA CÂY NIỆT GIÓ
Cây mọc hoang ở miền núi.
Trên đây là một số thông tin về cây niệt gió, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây niệt gió được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)