Cây thầu dầu mặc dù nó có thể có nguồn gốc ở vùng Đông Phi, nhưng ngày nay nó đã phổ biến trên toàn thế giới. Thầu dầu dễ thích nghi với môi trường sống mới và có thể tìm thấy ở các vùng đất bị bỏ hoang, gần đường sắt và gần đây được trồng nhiều để làm cảnh trong công viên hay các nơi công cộng khác.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY THẦU DẦU
Tỳ ma, đu đủ tía, co húng hóm ( Thái), dầu ve, slùng đeng (Tày), mạ puông sí (Dao)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY THẦU DẦU
Hạt. Thu hoạch vào tháng 4-5, khi quả đã già. Phơi khô. Còn dùng lá.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THẦU DẦU
Hạt chứa dầu béo gồm các glycerid như stearin, palmitin; một glycerid đặc biệt là ricinolein thủy phân cho acid ricinoleic; chất protein độc là ricin và alcaloid ricinin.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY THẦU DẦU
Dầu hạt dùng để nhuận tràng, liều 2-5ml, để tẩy liều 20-30ml. Hạt giã đắp vào bên bị liệt chữa méo miệng, xếch mắt. Hạt (15 hạt) và lá thầu dầu tía giã nhỏ đắp vào gan bàn chân chữa sót rau, đẻ khó. Sau khi thai, rau ra rồi cần rửa sạch chân.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY THẦU DẦU
Cây thầu dầu có tên khoa học là RICINUS COMMUNIS L thuộc họ EUPHORBIACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY THẦU DẦU
Cây nhỏ, cao 1-5m. Thân rỗng. Lá mọc so le, có cuống dài, chia 5-7 thùy, mép khía răng. Cành và lá non phủ phấn trắng. Hoa nhỏ, mọc thành chùm xim, hoa đực ở dưới, hoa cái ở trên. Quả nang có gai mềm, chứa 3 hạt hình trứng hơi dẹt, màu nâu, bóng, có vân.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY THẦU DẦU
Tháng 5 – 8.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY THẦU DẦU
Cây được trồng chủ yếu ở vùng bãi sông, để lấy hạt ép dầu.
Trên đây là một số thông tin về cây ba gạc, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây ba gạc được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)