Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Nhưng khi trẻ suy dinh dưỡng rồi thì phải làm sao để chăm sóc trẻ là câu hỏi của nhiều người. Cùng tham khảo bài viết sau đây để biết cách chăm sóc con khi suy dinh dưỡng như thế nào bạn nhé!
- Những biểu hiện và cách phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
- Những chiến thuật tuyệt vời của mẹ giúp trẻ biếng ăn ăn nhiều hơn
- Trẻ biếng ăn – Cần làm gì để hào hứng ăn trở lại?
- ROBIILAC OptiPro Formula – Giải Pháp Dinh Dưỡng Hoàn Hảo Cho Trẻ Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân Và Hấp Thu Kém
- TOP 7 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ tốt nhất
Cách đơn giản nhất để phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng đó là theo dõi cân nặng và chiều cao của bé đều đặn hàng tháng và so sánh với bảng cân nặng chuẩn của trẻ do tổ chức Y tế thế giới WHO cung cấp hàng năm. Bên cạnh đó, việc cho trẻ tham gia thăm khám ở các cơ sở y tế, viện dinh dưỡng cũng là cách để phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ đúng nhất.
Suy dinh dưỡng là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với nguyên nhân chủ yếu là do quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng không được đầy đủ, thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng. Bên cạnh đó còn do ảnh hưởng từ khi còn trong bào thai, trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non…
1/ Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng
- Môi trường sống: Môi trường sống không đảm bảo sẽ tác động không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì thế để trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, mẹ cần đảm bảo cho con được sống trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ và khô ráo. Nơi ở, nơi học tập, nơi sinh hoạt phải được sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho bé.
Ngoài ra, bạn cũng không nên để trẻ chơi mãi trong nhà mà cần khuyến khích con tham gia, vận động, nô đùa lành mạnh ở ngoài trời.
- Vệ sinh: Bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cả về đường ăn uống và vệ sinh thân thể. Bạn cần tập cho con thói quen rửa chân tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng để những vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể trẻ đi qua đường ăn uống gây cản trở chất dinh dưỡng hoạt động trong cơ thể trẻ.
- Bổ sung dinh dưỡng qua đường ăn uống: trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hệ tiêu hóa hoạt động kém. Vì thế, khi bé bị suy dinh dưỡng bạn cần đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ để bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho bé.
2/ Chế độ ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ từ 1-2 tuổi:
Nếu được mẹ nên duy trì cho con bú sữa mẹ, nếu mẹ không có sữa cho trẻ uống sữa ngoài từ 300-500 ml/ngày.
Cho bé ăn khoảng 4 bữa cháo hoặc súp mỗi ngày. Lượng thực phẩm trong ngày: gạo (100-150g); thịt hoặc cá, tôm (100-120g); trứng gà 3-4 quả/tuần; đầu mỡ (25-30 g); rau xanh (50-100g); hoa quả (150-200g).
Trẻ từ 2-3 tuổi:
Con bắt đầu ăn được cơm nát, hoặc cháo, mỳ, súp, phở và uống sữa.
Duy trì cho con ăn 4 bữa cơm nát (cháo, mỳ, súp)/ngày, sữa 300-400 ml/ngày. Lượng thực phẩm trong ngày: gạo (150-200g) nếu ăn bún, mỳ, súp thì rút bớt lượng gạo; thịt hoặc cá, tôm (120-150g); dầu mỡ (30-40g); rau xanh (150-200g); hoa quả (200g).
Trẻ từ 3-5 tuổi:
Ăn 4 bữa ngày, nhưng lượng ăn vào tăng lên, cho trẻ ăn những món trẻ yêu thích. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả chín trước bữa ăn. Lượng thực phẩm hàng ngày dùng cho trẻ: gạo (200-300g); thịt hoặc cá, tôm (150-200g); dầu mỡ (30-40g), rau xanh (200-250), quả chín (200-300g), sữa (300-400 ml).
3/ Những món ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng
a/ Cháo thịt cóc
– Thịt cóc 5g, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ.
– Chọn cóc vàng, làm thịt chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần nước cho sạch, sau đó nướng vàng tán thành bột.
– Củ mài sấy khô, tán thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột. Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nồi thêm nước vừa đủ.
– Đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho bột thịt cóc vào quấy đều. Trước khi ăn thêm muối cho vừa miệng.
– Ngày mẹ nên cho bé ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó lại tiếp tục ăn.
b/ Cháo thịt bò băm nhỏ lòng đỏ trứng
– Thịt bò 100g, gạo 100g, lòng đỏ trứng 30g, hành tây 10g, vừng trắng 5g, xì dầu 10g, muối 3g.
– Vo sạch gạo để ráo trong khoảng nửa giờ; thịt bò rửa sạch băm nhỏ; hành tây rửa sạch, thái nhỏ.
– Cho vào nồi lượng dầu thích hợp, cho thịt và hành vào xào thơm.
– Thêm gạo và nước vào đun sôi. Sau đó, văn nhỏ lửa đun tiếp khoảng 40 phút. Cho muối vào rồi múc ra, sau đó cho thêm lòng đỏ trứng vào đánh đều. Cuối cùng có thể cho thêm vừng vào là mẹ đã có một món ngoan dành cho bé.
c/ Cháo tôm
– 150g thịt tôm giã nhỏ, 50g bột gạo, bột gia vị vừa đủ
– Trộn đều bột tôm với bột gạo và một chút gia vị.
– Cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu thành cháo.
– Khi cháo chín cho bột ngọt quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 1 tháng.
Ngoài việc chăm sóc như trên, bạn có thể tin vào công dụng của tảo xoắn. Đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, được tổ chức Y tế Thế Giới WHO khuyên dùng để chữa suy dinh dưỡng cho trẻ.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!