Vì sao con lại bị suy dinh dưỡng?

Con cái suy dinh dưỡng phần lớn là do sự thiếu quan tâm đúng mực của các ông bố bà mẹ. Hãy để ý đến con mình để tránh xảy ra trường hợp này nhé!

Ăn dặm quá sớm

suy-dinh-duong

Ăn dặm quá sớm

Tôi quyết định cho bé Min ăn dặm từ khi mới 4 tháng tuổi. Thực ra ban đầu tôi cũng lăn tăn lắm nhưng được mẹ chồng cổ vũ: “Cho trẻ ăn sớm là cách giúp chúng tiếp xúc sớm với cuộc sống. Sau này mình dạy dỗ cái gì cũng dễ dàng” nên tôi càng quyết tâm hơn.

Ban đầu, tôi cho cháu ăn thử bột ngọt vài tuần rồi chuyển sang bột mặn. Cháu ăn rất ngoan ngoãn nên tôi nghĩ mình đã thực hiện đúng lịch trình. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao bé nhà tôi lại càng ngày càng gầy còm.

Khi đi khám dinh dưỡng, bác sĩ có “kê” nhiều nguyên nhân nhưng một trong các nguyên nhân chính là cho bé ăn quá sớm. Bác sĩ giải thích: “Cơ thể bé còn non yếu, chưa có khả năng tiêu hoá và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng nên ăn dặm sớm dễ gây ra nguy cơ suy dinh dưỡng”.

Không chỉ có vậy, bác sĩ còn khuyến cáo tôi nên để ý cái dạ dày của bé Min. Theo bác sĩ, dạ dày bé sẽ không tốt nếu bé ăn dặm sớm. Ở độ tuổi 4 tháng như bé Min không phải quá sớm nhưng cũng là điều không nên.

Ăn “lấy được”

Bé Min khá kén ăn nhưng chẳng hiểu sao bé lại mê tít món bột lươn. Mừng như bắt được của vì cuối cùng con cũng có món tủ nên tôi ra sức “biểu diễn” bột lươn. Tôi cầu kỳ chọn những con lươn ngon nhất, tươi nhất về tỉ mẩn luộc, gỡ rồi băm nhuyễn. Sau bao công đoạn vất vả, cuối cùng tôi cũng sung sướng với nồi bột ngon mắt. Hợp khẩu vị nên bé Min ăn ròng rã từ bữa này sang bữa khác mà không chán mồm.

Tôi sung sướng tâm sự với mẹ chồng: “May thế mẹ ạ, lươn nhiều đạm, nhiều dinh dưỡng. Bé Min mê lươn thế này tốt phải biết”.

Thế nhưng, tốt đâu chẳng thấy, chỉ thấy bé Min lên cân khá chậm. Tệ hại hơn, da bé không láng mịn như xưa và xuất hiện nhiều nốt nổi mẩn. Lại lóc cóc đưa con tới bác sĩ, tôi nhận được lời trách mắng nặng nề. “Đã không hiểu biết thì phải hỏi. Ai lại chỉ cho con ăn mãi một loại thức ăn thế bao giờ”. Tôi cãi một loại đâu, bé Min vẫn đều đặn ăn thịt, trứng, sữa, cá mà. Bác sĩ vặc lại: “Đủ cả nhưng tỷ lệ không đồng đều là vứt rồi”.

Bác sĩ giải thích lươn rất nhiều đạm mà bé Min lại suốt ngày ăn nên lượng dinh dưỡng này bị thừa. Bác sĩ khuyên dù bé có mê mệt món ăn nào đi chăng nữa thì tôi cũng tuyệt đối không được phá vỡ tỷ lệ cân bằng thức ăn.

Hoa quả: Dại ăn nước

suy-dinh-duong

Hoa quả: Dại ăn nước

Hoa quả cũng là một vấn đề quan trọng trong ăn dặm. Bé Min hay trớ nên tôi cực kỳ kỹ lưỡng khi chọn đồ ăn cho cháu. Bất cứ thực phẩm nào tôi cũng băm hoặc xay nhuyễn. Hoa quả cũng vậy.  Ban đầu, tôi xay nhuyễn nhưng Min không ăn được. Cứ đút thìa hoa quả vào là bé nôn hết. Bé thậm chí còn nôn cả bã thức ăn từ bữa trước nên tôi sợ. Rút kinh nghiệm, tôi chỉ vắt lấy nước cho cháu uống.

Ban đầu, tôi tưởng việc này chẳng ảnh hưởng gì nhưng hóa ra tác động của nó không hề nhỏ. Kết quả là bé chỉ thích uống và không biết… nhai. Bây giờ khi đã 2 tuổi bé vẫn nuốt chửng dù răng mọc đầy hàm. Không chỉ có vậy, bé còn mắc bệnh táo bón vì thiếu chất xơ. Mỗi lần đi nặng, bé lúc nào cũng khóc ầm ĩ. Nhìn con nước mắt đầm đìa, tôi thương lắm nhưng chẳng biết làm gì vì có những sai lầm không thể sửa được.

Bé Min táo bón và chưa biết nhai là lỗi của tôi trong quá trình cho bé ăn dặm. Vì sợ bé trớ nên cái gì tôi cũng ép nhỏ để bé chỉ việc nuốt. Rau cũng bị băm nhừ thì lấy đâu ra chất xơ nữa.

Khi cho con ăn dặm, các mẹ phải thật ghi nhớ những điều sau để tránh sai lầm như tôi:

– Lần đầu tiên cho bé thử thức ăn mới, chỉ nên cho ăn 1 loại thức ăn mới trong ngày, ăn trong 2 – 3 ngày với lượng ít để theo dõi khả năng dung nạp thức ăn của bé như đỏ da, ói, tiêu chảy, khò khè… Khi chắc là bé dung nạp được với loại thức ăn đó thì chuyển qua tập một loại thức ăn mới khác.

– Hãy cho bé làm quen dần từ lỏng đến đặc. Do từ lúc sinh đến 6 tháng bé chỉ quen với thức ăn lỏng là sữa nên việc ăn bột là hoàn toàn lạ lẫm với bé.

– Đừng ép bé ăn đúng suất. Lúc đầu tập ăn, mẹ nhớ chỉ nên cho bé ăn vài muỗng mỗi bữa thôi, không nên ép ăn nhiều. Mẹ hãy để ý đến thái độ của bé khi được cho ăn mà cân nhắc lượng thức ăn phù hợp cho các bữa tiếp theo.

– Tuyệt đối tránh ép bé ăn, mẹ nhé! Khi bé chưa sẵn sàng chấp nhận thức ăn mới, mẹ hãy kiên nhẫn tập cho bé. Mẹ đừng đè ép sẽ làm bé sợ đấy.

– Lời khuyên cuối cùng cho mẹ bé khi thực hiện chế độ ăn dặm là hãy dựa vào cảm nhận của chính mình và lựa theo khẩu vị của bé. Chính bé con sẽ gợi ý cho mẹ rằng bé cần thứ gì, còn sách báo chỉ là để tham khảo thêm về các tiêu chuẩn chung mà thôi.

Nếu không biết cách chăm con đúng mực, các bạn cũng sẽ mắc sai lầm như bà mẹ trên. Hãy cung cấp cho con những thực phẩm giàu dinh dưỡng như tảo xoắn. Nó có tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Hãy xem link sau để biết về sản phẩm nhé: http://nhathuocviet.vn/tin-tuc/tao-xoan-cong-dung-va-cach-dung-tao-xoan.html

Chúc bạn nhiều sức khỏe!