Như các bạn đã biết dinh dưỡng cho bé là một thứ đầy đủ cho cơ thể bé để hấp thụ nếu các bé thiếu một trong các loại chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển. Vậy Chất Kẽm là một chất dinh dưỡng như thế nào đối với các bé? Chúng có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với các bé? câu hỏi này rất nhiều ông bố và bà mẹ quan tâm. Qua bài viết dưới đây bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của chúng như thế nào
- ROBIILAC OptiPro Formula – Giải Pháp Dinh Dưỡng Hoàn Hảo Cho Trẻ Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân Và Hấp Thu Kém
- TOP 7 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ tốt nhất
- Thiếu máu não nên ăn gì? TOP 10+ thực phẩm tốt nhất
- TOP 10 thực phẩm cực tốt giúp phổi khỏe mạnh mỗi ngày
- Những thực phẩm giúp hạ sốt nhanh, hiệu quả tại nhà
– Kẽm là thành phần chính thiết yếu cần thiết giúp cơ thể tái tạo ra protein và DNA, tham gia vào quá trình trao đổi chất và quan trọng đối với chức năng miễn dịch. Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ nhỏ sẽ dẫn đến sự suy giảm tiêu thụ năng lượng nên dẫn đến thiếu năng lượng tế bào và nhiều dưỡng chất khác.
– Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình hoạt động của hệ thần kinh vị giác, khứu giác. Tình trạng thiếu kẽm dẫn đến việc trẻ ăn không ngon việc, chán ăn, hoặc chỉ ăn một số món yêu thích, rối loạn tiêu hóa như táo bón, buồn nôn, nôn kéo dài.
– Nguy hiểm hơn nếu thiếu kẽm ở trẻ nhỏ còn có thể dẫn đến rối loạn tâm thần kinh, rối loạn giấc ngủ khiến trẻ trằn trọc, ngủ không ngon giấc, trẻ quấy khóc đêm kéo dài. Điều này khiến thần kinh suy nhược, đau đầu, dễ bị kích động, giảm trí nhỏ. Trẻ nhỏ thiếu kẽm nặng có biểu hiện rối loạn cảm xúc như thờ ơ, trầm cảm, thay đổi tính tình. Thiếu kẽm còn có thể dẫn đến suy yếu hoạt động của não, trẻ mơ màng, chậm chạp, mất khả năng điều hòa lời nói, rối loạn vị giác, khứu giác, chậm phát triển khả năng vận động,…
– Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ khiến khả năng miễn dịch, đề kháng bị suy giảm: trẻ dễ bị tái diễn bệnh hô hấp như viêm họng, viêm phế quản; dễ gặp rối loạn đường tiêu hóa, bệnh về da như mụn mủ, viêm niêm mạc,…Ngoài ra thiếu kẽm còn có thể gây chậm phát triển giới tính, bệnh về sinh dục như bất lực, ít tinh trùng,…
Trẻ em dưới 5 tuổi cần đặc biệt chú ý bổ sung lượng kẽm đầy đủ. Sự phát triển những năm đầu đời luôn đặt nền móng cho sự phát triển vững chắc cho trẻ ở những giai đoạn sau, vì thế trong những năm đầu đời đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi bố mẹ cần bổ sung đủ kẽm kịp thời và đầy đủ cho trẻ, tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi.
Trẻ cần được bổ sung những thực phẩm giàu năng lượng và dưỡng chất để bù đắp những vi chất thiếu hụt, bên cạnh đó bổ sung thêm các sản phẩm bổ dưỡng để trẻ dễ hấp thu, tiêu hóa khỏe giúp gia tăng sức đề kháng. Chế ăn của trẻ cũng đặc biệt phải chú ý nhất là những trẻ sức đề kháng kém. Mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé từ thực phẩm giàu kẽm như đậu xanh, giá đỗ, củ cải, ức gà,… Bổ sung kẽm cho trẻ không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt dưỡng chất mà còn giúp trẻ ổn định thể chất, vui vẻ, khỏe mạnh hơn.
Nguồn: www.dinhduongchobe.org