Trẻ biếng ăn – Cần làm gì để hào hứng ăn trở lại?

Trẻ biếng ăn là nỗi lo củaphần lớn bố mẹ, đặc biệt là trong những ngày nóng nực, oi ả như thế này! Để tình trạng biếng ăn của trẻ bớt trầm trọng và không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, phụ huynh hãy chú ý đến các vấn đề trong bài viết sau.

tre-bieng-an

Trẻ biếng ăn dể bị mắc suy dinh dưỡng

1/ Hiểu đúng bản chất của bệnh biếng ăn ở trẻ

Nhiều phụ huynh than phiền đã làm đủ cách mà tình trạng biếng ăn  ở trẻ vẫn không thuyên giảm, thậm chí ngày càng trầm trọng. Giải thích về vấn đề này, các bác sỹ chuyên khoa Nhi cho rằng: Thực tế, đa số phụ huynh đều chưa hiểu đúng, hiểu đủ về bản chất của chứng biếng ăn ở trẻ, chính vì thế, đôi khi trẻ đang từ “không biếng ăn” bỗng nhiên chuyển thành “trẻ biếng ăn” thực sự vì chính những  sai lầm của người lớn.

Các chuyên gia lấy dẫn chứng:

Nhiều phụ huynh đều không biết rằng: Bất kỳ trẻ nào cũng từng trải qua các giai đoạn biếng ăn tương ứng với từng giai đoạn phát triển của trẻ (gọi là biếng ăn sinh lý) như: giai đoạn trẻ mọc răng, trẻ chuyển chế độ ăn, chuyển từ lẫy sang bò… Những sự thay đổi này đều khiến trẻ trở nên lười ăn, ăn ít hơn, thậm chí bỏ ăn. Tuy nhiên, biếng ăn sinh lý này không hề đáng lo ngại bởi sau vài ngày đến vài tuần trẻ sẽ ăn ngoan trở lại.

Song trong thực tế, có tới 90% phụ huynh do không hiểu được đặc điểm phất triển của trẻ nên thường dễ hình thành tâm lý “ép trẻ ăn”. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng biếng ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.

Bên cạnh đó, một vấn đề thường gặp khiến trẻ có thể bị mắc chứng biếng ăn đó là khi trẻ bị ốm, bệnh. Nếu mắc các bệnh như: viêm đường hô hấp, nhiễm ký sinh trùng (giun, sán…), viêm Amiđan, bị suy dinh dưỡng…trẻ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến ăn ít, chán ăn, thậm chí là biếng ăn kéo dài… Thế nhưng, nhiều ông bố, bà mẹ lại “ra sức” ép con ăn chỉ vì nghĩ rằng: Càng ốm càng phải ăn. Và cứ thế, “suất tiêu chuẩn” vẫn được bố mẹ áp dung thực hiện “không chút nhân nhượng” ngay cả khi trẻ ốm, mệt.

2/ Cần làm gì để trẻ hào hứng với mỗi bữa ăn?

Các chuyên gia nhận định: Khi biếng ăn, trẻ thường trở nên lười ăn, ăn ít, ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết hoặc kén ăn, ăn thiên lệch (chỉ thích một số món nào đó). Cho nên, việc “ép ăn” là sai lầm nghiêm trọng nhất. Và để trẻ hào hứng với mỗi bữa ăn, phụ huynh cần chú ý đến 2 vấn đề sau:

Một là: Chỉ cho trẻ ăn khi thực sự đói và muốn ăn: Việc cho bé ăn kịp thời là rất quan trọng bởi nó giúp bé phân biệt rõ ràng thế nào là no, thế nào là đói. Không những thế, khi đói, dạ dày sẽ tiết ra nhiều enzym để kích thích cảm giác thèm ăn, muốn ăn và tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn. Vì thế, mẹ nên cho bé ăn với một lượng thức ăn vừa đủ để bé có thể ăn ngon miệng và hào hứng trong các bữa ăn tiếp theo.

Hai là: Chuẩn bị cho trẻ những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất và cân bằng dinh dưỡng: Thực đơn cho trẻ biếng ăn cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đây là khâu đặc biệt quan trọng bởi nó tác động trực tiếp đến chiều cao, cân nặng của trẻ. Do đó, để đảm bảo dinh dưỡng, các bé cần phải được cung cấp đầy các chất đạm, đường, mỡ, khoáng chất, vi chất, …Tuy  nhiên, những chất dinh dưỡng này dễ bị “hao hụt” nếu bạn chế biến, bảo quản không đúng cách.

3/ Phụ huynh cần nên lưu ý

Với thức ăn có nguồn góc từ động vật, hãy hầm nhừ để bé dễ tiêu hóa. Ngoài ra bạn cũng nên tăng cường thêm các món dễ nuốt hơn và hầu như bé nào cũng thích như: bơ, phô mai, trứng, bơ lạc, sữa chua…

Đối với rau củ, hãy tạo thành những hình thù đầy màu sắc để “thu hút” trẻ nếm thử.Tuy nhiên, chỉ nên đưa rau củ vào trước khi cho trẻ ăn.

Ngoài ra, hãy chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiêu bữa mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Việc đổi món cũng như thay đổi cách chế biến sẽ giúp mang đến cho trẻ biếng ăn những cảm nhận đặc biệt về hương vị, màu sắc từ đó tăng cường sự thèm ăn ở trẻ.

Đặc biệt, nên cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm chứa Kẽm, Selen, L- Lysine như: Tôm, cua,  lòng đỏ trứng, dầu ô-liu, gan động vật, ngũ cốc nguyên hạt, hoặc các sản phẩm siro có chứa các thành phần nêu trên để kích thích cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn và hấp thu tốt hơn.

tre-bieng-an

Đừng ngồi nhét trẻ ăn nhiều quá

Từ bỏ tư tưởng nhồi nhét: Thay vì ép trẻ ăn mỗi ngày, phụ huynh hãy tập cho trẻ các thói quen tốt ngay từ khi còn bé, đặc biệt là ăn uống. Chỉ cho trẻ ăn ba bữa chính và hai bữa phụ trong ngày và dãn cách thời gian mỗi bữa ăn là 2 tiếng đồng hồ. Mọi bữa ăn đều phải được diễn ra tại một thời gian nhất định trong ngày; Không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, uống nước có gas…; không cho trẻ vừa ăn, vừa xem tivi hoặc đi ăn rong, chơi trong khi ăn…

Ngoài cách này ra, bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm tảo xoắn cho con bạn để trẻ phát triển. Công dụng của tảo xoắn có thể giúp cho trẻ suy dinh dưỡng phục hồi sức khỏe và phát triển bình thường. Đây là sản phẩm được tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyên dùng.