Bạn cảm thấy mất tự tin khi hơi thở mình có mùi “lạ”? Bạn cảm thấy không sẵn sàng giao tiếp trước đám đông vì nỗi lo hơi thở có mùi? Đừng lo, với cách chữa bệnh hôi miệng tận gốc mà chúng tôi sắp giới thiệu dưới đây, chắc chắn rằng bạn sẽ nhanh chóng khắc phục tình trạng hơi thở có mùi.
Hôi miệng là bệnh gì? Bệnh hôi miệng có nguy hiểm không?
Hôi miệng là một bệnh lý liên quan các loại vi khuẩn hình thành trong miệng khi các mảng bám và cao răng không được làm sạch sau khi ăn. Trong miệng của mỗi người có rất nhiều loại vi khuẩn và các mùi được sản sinh là do sự phân huỷ của protein thành các axit amin. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng miệng bị hôi.
Tuy nhiên, cũng chính các loại vi khuẩn có trong miệng sẽ tấn công vào thân răng hoặc các tổ chức xung quanh răng răng như nướu và nha chu, lâu ngày có thể khiến nướu bị sưng và hình thành các túi mủ dưới nướu. Chính những túi mủ quanh chân răng là thủ phạm gây ra mùi hôi. Đây là hiện tượng của một số bệnh lý răng miệng cơ bản như viêm nướu, viêm quanh răng, viêm nha chu. Ban đầu tình trạng bệnh lý không thể hiện rõ nét nên người bệnh có thể coi thường, càng về sau phần nha chu bị viêm nhiễm nặng, nướu dần tách ra khỏi răng, hơi thở có mùi hôi nặng, chảy máu chân răng khá nhiều.
Hôi miệng là một bệnh lý răng miệng nhưng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý toàn thân nguy hiểm mà bạn không thể coi thường. Viêm nhiễm các cơ quan hô hấp: ung thư phổi, viêm cuống họng… Các bệnh lý liên quan đến thực quản, dạ dày, đặc biệt là hiện tượng trào ngược dịch vị dạ dày cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi.
Như vậy, hôi miệng là triệu chứng của khá nhiều vấn đề răng miệng nguy hiểm, do đó nếu phát hiện thấy những bất thường này, bạn nên đi thăm khám nha sỹ để xác định rõ nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp nhất.
Bị hôi miệng có chữa được không?
Những nghiên cứu cho thấy 85% căn bệnh hôi miệng đều xuất phát từ khoang miệng. Còn 15% còn lại là xuất phát từ đường hô hấp, đường tiêu hóa, hoặc những bệnh viêm gan, bệnh tiểu đường, bệnh thận… Lí do chính gây ra bệnh hôi miệng là sự thối nát của vi trùng ( bacterial putrefaction) và việc sản xuất những tính chất sulfur. Trong khoang miệng chúng ta có hơn 300 loại vi trùng sống tương trợ lẫn nhau với những cấu tạo phức tạp chung quanh những mô bao bọc chân răng, lưỡi và cuống họng.
Theo đó, nhiều người băn khoăn rằng không biết “Bị hôi miệng có chữa được không?”. Trên thực tế thì những người bị hôi miệng nếu như biết áp dụng cách chữa bệnh hôi miệng đúng cách thì hoàn toàn có thể trị dứt điểm được bệnh hôi miệng đấy!
Cách chữa bệnh hôi miệng bằng nước muối
Trị bệnh hôi miệng bằng nước muối là phương pháp trị hôi miệng khá đơn giản, được khá nhiều người tin tưởng áp dụng.
Muối là một loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể, hơn nữa nó còn là chất sát trùng hữu hiệu nhất cho các vết thương. Trong dân gian, muối tinh pha với nước tạo thành hỗn hợp nước muối giúp ngừa đau họng, sâu răng và nó còn là cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả nhất. Trong hỗn hợp nước muối loãng giúp bạn ngăn ngừa mảng bám trong răng, diệt các vi khuẩn có ở lưỡi và lợi của bạn. Đây còn được xem là nước xúc miệng trị hôi miệng tự nhiên dễ thực hiện mà bạn nên tiến hành hàng ngày.
Để đạt được tác dụng nhanh nhất, bạn nên súc miệng nước muối loãng ít nhất là 3 lần 1 ngày. Cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả nhất bằng muối thật đơn giản phải không? Nhưng bạn cần phải có sự kiên trì và thường xuyên thực hiện phương pháp chữa bệnh hôi miệng này, bạn không nên nóng vội thì mới có kết quả như ý muốn.
Cách chữa bệnh hôi miệng bằng gừng
Gừng được biết với cái tên gia vị trong các món ăn hằng ngày, gừng có vị cay giúp khử mùi tanh cho một số món cá, thịt vịt,… không chỉ là gia vị thơm ngon, gừng tươi được biết là nguyên liệu trong đông y học. Trong gừng có các thành phần zingiberen, tinh dầu, curcumen, các hợp chất alcol geraniol, linalol, borneol, zingeron, zingerol… thần dược, là nguyên liệu trị bệnh hôi miệng cực kì hiệu quả đấy!
Cách thực hiện:
+ Đầu tiên, cần chuẩn bị 2 đến 3 củ gừng, gọt vỏ sạch sẽ rồi thái thành lát mỏng
+ Cho vào ấm và 350ml nước lạnh đem đi đun sôi
+ Nước sôi, thì cho nước gừng ra, có thể vớt gừng ra hoặc để lại tùy ý bạn, để nguội
Cách chữa bệnh:
+ Sau khi để nước nguội, bạn chỉ cần dùng nước để súc miệng
+ Nên súc miệng thường xuyên với nước gừng từ 5 đến 10 phút, mỗi ngày 2 hoặc 3 lần
+ Lúc súc miệng không nên uống luôn nước, nên thường xuyên kiên trì xúc miệng với nước gừng
+ Thực hiện 2 hoặc 3 tuần là bạn sẽ thấy hiệu quả chữa trị bằng gừng tươi. Không chỉ sạch miệng, thơm mát, mà ngăn ngừa được bệnh sâu răng.
Cách chữa hôi miệng bằng mật ong
Trị hôi miệng bằng mật ong cũng là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng hơi thở có mùi. Mật ong từ xa xưa đã được biết đến như một loại thuốc bổ, nhiều công dụng và được dùng để chữa trị nhiều chứng bệnh mang lại hiệu quả cao và an toàn. Không những thế, mật ong còn rất được chị em phụ nữ tin dùng để làm đẹp. Trong thành phần của mật ong có chứa các dưỡng chất dồi dào, có tính kháng khuẩn giúp khử trùng, làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây mùi. Nhờ đó, dùng mật ong rất tốt trong chữa bệnh hôi miệng và các bệnh răng miệng khác.
Chanh được biết đến với khả năng diệt khuẩn đặc biệt nhờ có chứa lượng acid tự nhiên dồi dào giúp làm sạch khoang miệng và khử mùi hôi khó chịu. Cũng nhờ vào tính năng này, chanh còn được dùng làm thành phần trong các chất tẩy rửa, làm đẹp như trị mụn, làm trắng da. Sự kết hợp giữa chanh và mật ong cho hiệu quả chữa trị hôi miệng nhanh chóng, an toàn.
Các bạn cần tạo hỗn hợp này với liều lượng gồm 10 ml mật ong và 30 ml nước chanh. Sau khi trộn đều chúng với nhau thì dùng uống mỗi lần 2 – 3 thìa canh, uống 2 lần mỗi ngày. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp khử mùi hôi hiệu quả. Đồng thời nước chanh và mật ong còn rất tốt cho cơ thể giúp phòng và ngăn ngừa bệnh tật và làm đẹp da.
Mẹo nhỏ để chăm sóc sức khỏe răng miệng, tránh mùi hôi
– Đánh răng hàng ngày sau khi ăn. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trong kẽ và chân răng.
– Cạo lưỡi hàng ngày để loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn và thức ăn thừa còn bám trên lưỡi.
– Uống thật nhiều nước, ít nhất là 2 lít/ ngày để cung cấp nước cho cơ thể, tránh bị khô miệng sẽ gây mùi hôi.
– Không sử dụng các thực phẩm gây mùi như hành tỏi, cà phê, thuốc lá, rượu bia,..
– Thường xuyên nhai kẹo cao su.
– Ngậm và súc miệng bằng nước muối hàng ngày để khử mùi và hạn chế viêm lợi.
Kiên trì áp dụng các cách chữa bệnh hôi miệng cùng bí quyết chăm sóc sức khỏe răng miệng mà chúng tôi chia sẻ trên đây, chắc hẳn rằng bạn sẽ có được giải pháp khắc phục triệt để tình trạng hôi miệng đấy!
Xem thêm:
Hướng dẫn cách chữa bệnh hôi nách bằng gừng tận gốc chỉ trong 1 tuần
Cách chữa bệnh hôi nách đơn giản mà triệt để
Top 3 cách chữa bệnh mồ hôi tay chân hiệu quả nhất bạn đã biết chưa?