Bệnh tiểu đường khi mang thai, bạn cần biết

Bệnh tiểu đường trong thời ký mang thai

Đái tháo đường trong thai kỳ (tiếng Anh: gestational diabetes mellitus, viết tắt: GDM) hay còn gọi là đái tháo đường trong thời gian mang thai, là một loại đái tháo đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Nếu một phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai nhưng chưa bao giờ bị đái tháo đường trước đó thì được chẩn đoán là đái tháo đường trong thai kỳ.

Bình thường, dạ dày và ruột non của bạn tiêu hóa chất bột đường trong thức ăn  thành một loại đường đơn gọi làglucose. Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể của bạn. Sau khi tiêu hóa, glucose di chuyển vào dòng máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. 

Để đưa glucose ra khỏi dòng máu và đi vào trong các tế bào của cơ thể bạn, tuyến tụy của bạn tạo ra một nội tiết tố gọi là insulin.  Bạn được chẩn đoán là mắc bệnh đái tháo đường nếu cơ thể bạn không tạo ra đủ lượng insulin, hay các tế bào của bạn không thể sử dụng được nó.  Thay vào đó, glucose tích lại trong máu của bạn, gây nên đái tháo đường, hay đường trong máu cao. 

benh-tieu-duong-khi-mang-thai

Tỷ lệ mắc đái tháo đường trong thai kỳ là khoảng 5% trên tổng số các bà mẹ mang thai, hay khoảng 200,000 trường hợp mỗi năm tại Hoa kỳ.

Dịch tễ học

• Đái tháo đường thai kỳ là rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất của thai kỳ.
• Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến khoảng 170.000 (1-14%) phụ nữ mang thai mỗi năm ở Hoa Kỳ, tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán  và đặc điểm của dân số.
• 30-50% phụ nữ có đái tháo đường thai kỳ sẽ bị đái tháo đường thai kỳ tái phát ở lần mang thai sau.
•  20-50% phụ nữ có đái tháo đường thai kỳ sẽ chuyển thành đái tháo đường type 2 trong 5-10 năm sau khi sinh
• Phân tích gần đây cho thấy:  đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ  thành đái tháo đường type 2 thật sự gấp 7,4 lần .
Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm, có thể gây biến chứng cho mẹ và cho thai nhi.

 

Làm thế nào để biết tối có bị đái tháo đường trong thai kỳ hay không ?

Các nhân viên y tế sẽ kiểm tra hầu hết các phụ nữ có nguy cơ đái tháo đường trong thai kỳ khi họ mang thai được 24-28 tuần.

Nếu nguy cơ của bạn cao hơn trung bình, nhân viên y tế có thể kiểm tra cho bạn sớm hơn, có thể ngay khi bạn vừa biết mình mang thai.

Có hai cách tiếp cận để kiểm tra đái tháo đường trong thai kỳ:

  • Với phương pháp tiếp cận một bước, thai phụ sẽ nhịn đói trong 4 đến 8 giờ. Sau đó, nhân viên chăm sóc y tế sẽ đo đường huyết của thai phụ, và sẽ đo lại lần nữa 2 giờ sau khi thai phụ uống một ly nước đường.  Loại xét nghiệm này được gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống
  • Với phương pháp tiếp cận hai bước, nhân viên chăm sóc y tế đo đường huyết của thai phụ 1 giờ sau khi uống một ly nước đường. Người nào có đường huyết bình thường sau 1 giờ có thể sẽ không bị đái tháo đường trong thai kỳ.  Người nào có đường huyết sau 1 giờ cao hơn sau đó sẽ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống để xác định xem họ có bị đái tháo đường trong thai kỳ hay không.

Mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không ?

Hầu hết các bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ đều sinh ra những đứa con khỏe mạnh, đặc biệt khi họ kiểm soát được đường huyết của họ, ăn chế độ ăn có lợi cho sức khỏe, tập luyện, và duy trì cân nặng phù hợp.Tuy vậy, trong một số trường hợp, đái tháo đường trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến  quá trình mang thai và thai nhi. Một số nguy cơ tiềm ẩn bao gồm:

  • Cơ thể của bé lớn hơn bình thường—được gọi là thai to. Thai to có thể cần sinh mổ và được gọi là phẫu thuật mổ bắt con Cesar, thay vì sinh tự nhiên qua đường âm đạo.
  • Lượng đường trong máu thai nhi quá thấp – hay còn gọi là hạ đường huyết.  Khi bé chào đời, cho bé bú sữa mẹ ngay lập tức có thể giúp cung cấp thêm nhiều glucose cho trẻ.  Ngoài ra, có thể cần truyền glucose trực tiếp vào máu của trẻ sơ sinh.
  • Da của trẻ chuyển sang màu vàng và tròng trắng của mắt có thể đổi màu—gọi là vàng da.  Tình trạng này có thể điều trị dễ dàng và không nghiêm trọng lắm nếu được điều trị.
  • Trẻ có thể khó thở và cần cung cấp khí oxy hay hỗ trợ khác—gọi là Hội chứng suy hô hấp.

Trẻ có thể có nồng độ chất khoáng trong máu thấp. Tình trạng này có thể gây co giật cơ hay chuột rút, nhưng có thể điều trị bằng cách bồi dưỡng thêm chất khoáng cho trẻ

Đái tháo đường thai kỳ được điều trị như thế nào ?

Nhiều thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh vì họ tuân thủ phác đồ điều trị từ nhân viên y tế.

Mỗi thai phụ nên có phác đồ điều trị riêng biệt được xây dựng tùy tình trạng của thai phụ, nhưng có một số phương cách chung để ổn định sức khỏe cùng với đái tháo đường trong thai kỳ:

  • Nắm biết đường huyết của bạn và giữ nó trong tầm kiểm soát – Bằng việc biết được nồng độ đường trong máu của bạn là bao nhiêu, bạn sẽ giữ nó trong giới hạn bình thường dễ dàng hơn. Các bà mẹ thường cần kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết nhiều lần trong ngày để xác định  nồng độ đường huyết của họ.
  • Ăn chế độ ăn có lợi cho sức khỏe – Nhân viên y tế của bạn có thể lập phác đồ với chế độ ăn tốt nhất dành cho bạn. Thông thường kiểm soát chất đường bột là một phần quan trọng trong chế độ ăn của những bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ bởi vì chất bột, đường tác động đến đường trong máu. 
  • Hãy vận động thể lực vừa phải, đều đặn – Tập luyện có thể giúp kiểm soát nồng độ đường huyết. Nhân viên y tế của bạn có thể cho bạn lời khuyên về những hoạt động tốt nhất và mức độ vận động phù hợp với bạn.
  • Giữ cân nặng hợp lý – số cân nặng tăng thêm của bạn sẽ tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai của bạn. Điều quan trọng là theo dõi cả tổng cân nặng tăng thêm lẫn mức độ tăng cân mỗi tuần.
  • Ghi nhận chế độ ăn, vận động thể lực, và nồng độ đường huyết của bạn hàng ngày – Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ nên ghi lại chỉ số đường huyết, vận động thể lực của họ, và tất cả mọi thứ họ ăn, uống vào một cuốn sổ ghi chép hàng ngày.  Việc này giúp theo dõi quá trình điều trị và điều gì cần được thay đổi nếu có. 

Một số bà mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ cũng có thể cần dùng insulin để giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường của họ.  Việc dùng thêm insulin có thể giúp hạ thấp nồng độ đường huyết của họ. Một số bà mẹ cũng có thể phải xét nghiệm nước tiểu của họ để xem họ có đủ lượng glucose hay không