Giải đáp: Bệnh tiểu đường ăn xôi được không? Lưu ý khi ăn

Liệu người tiểu đường ăn xôi được không vì gạo nếp là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao không tốt cho người tiểu đường? Trong khi xôi lại là một món ăn sáng dân giã và phổ biến ở Việt Nam. Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây nhé.

Bệnh tiểu đường ăn xôi được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường có thể ăn xôi nếp được, tuy nhiên cần hạn chế ăn bởi xôi nếp làm từ gạo nếp có thể khiến đường huyết tăng cao. Nếu người bệnh vẫn muốn ăn xôi nếp thì mỗi bữa chỉ nên ăn một lượng nhỏ, ăn kèm cùng rau xanh hoặc salad trộn để làm giảm hấp thụ đường.

Cách ăn xôi nếp dành cho người bị tiểu đường

Để tránh các ảnh hưởng đến đường huyết quá mức khi ăn xôi nếp và rõ ràng với câu hỏi bệnh tiểu đường ăn xôi nếp được không, người bệnh cần chú ý:

Liều lượng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh tiểu đường chỉ nên bổ sung khoảng 45 – 60g Carbohydrate mỗi bữa ăn. Vì vậy, người bệnh chỉ nên ăn ít hơn 200g gạo nếp mỗi bữa, không ăn quá 2 lần/tuần và nên ăn kèm cùng với các loại thực phẩm khác như rau xanh, trái cây, sữa,…

Người bệnh có thể sử dụng phương pháp đĩa thức ăn để cân đối khẩu phần ăn sao cho hợp lý. Đầu tiên, hãy chọn đĩa có đường kính khoảng 20cm và đặt thức ăn theo tỉ lệ sau:

  • 1/2 đĩa để chứa rau củ
  • 1/4 đĩa để thực phẩm có chứa tinh bột, chẳng hạn: cơm, bún, bánh mì,…
  • 1/4 đĩa còn lại để đựng thực phẩm chứa đạm, chẳng hạn: thịt , cá, trứng, hải sản,…

Kế bên đĩa thức ăn, bạn có thể đặt 1 phần ăn tráng miệng từ trái cây, chẳng hạn: 1 quả chuối nhỏ, 1 quả quýt, nửa quả cam/táo/ổi hoặc 4 – 5 quả nho,…

Thời điểm: 

  • Ăn vào bữa trưa hoặc khi tụt đường huyết để đảm bảo duy trì nồng độ đường trong máu luôn ổn định.
  • Nên hạn chế ăn xôi vào buổi sáng do sau thời gian ngủ dài, cơ thể không được tiếp nhận thức ăn nên ăn xôi vào lúc này dễ khiến người bệnh bị tăng đường huyết đột ngột.

Lưu ý quan trọng:

  • Nên ăn xôi kèm rau củ trong bữa ăn để làm giảm hấp thu đường, cân bằng dinh dưỡng và giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và táo bón. Các loại rau củ nên ăn: dưa chuột, rau mùi, cải xanh, cam quýt, dâu tây,…
  • Kiểm tra đường huyết 2 tiếng sau khi ăn xôi để đảm bảo kiểm soát đường huyết và điều chỉnh liều lượng xôi nên ăn khi cần. Chỉ số đường huyết an toàn sau khi ăn như sau:
  • Đối với người bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin: <10 mmol/l
  • Đối với người bệnh đang dùng thuốc: <7,8 mmol/l.
  • Nên ăn xôi có ít dầu mỡ và không nên ăn xôi có mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn. Các loại mỡ này rất giàu Cholesterol nên dễ gây tăng cân và làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
  • Không nên ăn xôi được bọc bởi giấy báo. Giấy báo chứa nhiều hoá chất tẩy trắng, mực in và có khả năng bị nhiễm vi khuẩn, vì vậy có thể gây đau bụng, tiêu chảy,…

Xem thêm: Máy đo tiểu đường báo lỗi – Những nguyên nhân và cách khắc phục

Những đối tượng không nên ăn xôi

  • Người bệnh tiểu đường đang trong tình trạng giảm cân không nên ăn xôi.
  • Người đau dạ dày, ăn không tiêu không nên ăn xôi.
  • Đỗ xanh và gạo nếp theo đông y là lành tính, nhưng khi bị đau dạ dày người bệnh sẽ tăng nguy cơ ợ chua, trào ngược dạ dày – thực quản, bị trướng bụng. Cùng các gia vị hành, tỏi, tiêu,… ăn kèm xôi sẽ khiến người tiểu đường có nguy cơ bị dạ dày nặng hơn.
  • Người đang bị nóng trong người, nổi mụn trứng cá, lở miệng không nên ăn.
  • Xôi là món đồ ăn nóng, người bệnh cơ địa nóng, ăn càng nhiều sẽ càng sinh mụn và nóng trong người.
  • Đối với những người tiểu đường bị mẩn ngứa, mề đay, bị vết thương tuyệt đối không ăn xôi dễ gây biến chứng trầm trọng, vết thương khó lành, mưng mủ.

Trên đây là những giải đáp về chủ đề “Bệnh tiểu đường có ăn xôi nếp được không?”. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin để xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.

Xem thêm:

Máy đo đường huyết liên tục: Công nghệ mới theo dõi bệnh lý tiểu đường hiệu quả

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà