Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai là một bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Bài viết Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ về căn bệnh 

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai là gì?

Khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể, lượng đường tăng cao và gây nên bệnh tiểu đường. Trong suốt quá trình mang thai, nhau thai tiết ra nội tiết tố đặc biệt giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, chính nội tiết tố đó làm cho ” kháng insulin” có công dụng chuyển hóa lượng đường cho cơ thể gây nên bệnh tiểu đường.

1. Triệu chứng của tiểu đường khi mang thai

Tiểu đường khi mang thai rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc không làm nghiệm pháp dung nạp glucose vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Bởi vậy, tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Trước đây, việc sàng lọc dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, theo kết quả này thì sẽ không chính xác vì nhiều phụ nữ mang thai không bị đái tháo đường thai kỳ mà vẫn có đường niệu dương tính. Mặt khác những ngườiđái tháo đường thai kỳ cũng có những lúc không có đường trong nước tiểu.

Hiện nay các bác sĩ khuyến cáo khi phụ mang thai nên đi làm xét nghiệm đường glucose ở tuần 24 -28 của thai kỳ để sớm phát hiện và có hướng điều trị, tránh những nguy cơ biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

Nguyên nhân tiểu đường khi mang thai

Insulin là một chất được sản xuất bởi tuyến tụy. Sau khi ăn, các phân tử đường từ thực phẩm (được gọi là glucose) chảy vào máu. Insulin giúp chuyển glucose từ máu vào tế bào trong cơ thể, nơi nó có thể được sử dụng làm năng lượng.

Trong thời gian mang thai, nhau thai bao quanh em bé phát triển sản xuất cao một loạt các kích thích tố. Hầu như tất cả chúng làm giảm tác động của insulin ở các mô, qua đó nâng cao đường trong máu. Độ cao vừa phải của đường trong máu sau bữa ăn là bình thường trong khi mang thai. Khi em bé phát triển, nhau thai sản xuất nhiều kích thích tố hơn do đó hạn chế càng tác dụng của insulin làm gia tăng lượng đường trong máu đến một mức độ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của em bé. Chỉ số tiểu đường khi mang thai cho phép 50-100 mg/dL.

bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai cần lưu ý gì?

Để phòng tránh, các bà bầu nên có chế độ ăn uống hợp lý, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và chỉ số đường huyết khi mang thai nhằm phát hiện sớm tiểu đường khi mang thai(nếu có).

Trước khi mang thai, nếu mẹ đã bị tiểu đường thì nên lưu ý:

Bà bầu bị tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi.

Tiểu đường khi mang thai khá nguy hiểm đế mẹ vầ bé nhưng nếu điều trị kịp thời và đúng cách, đường huyết được kiểm soát tốt thì hầu như ít ảnh hưởng trên thai nhi. Insulin là loại thuốc được dùng để điều trị tiểu đường trong thai kỳ an toàn vì thuốc không qua nhau thai được.

Chế độ ăn uống hợp lý: Nhu cầu năng lượng của người mẹ được cung cấp phải tùy thuộc vào trọng lượng trước khi có thai cũng như tình trạng tăng cân kể từ lúc mang thai, và tùy thuộc vào sự đánh giá nhu cầu năng lượng trước đó. Qua đó, chúng ta mới tìm được nhu cầu thích ứng cụ thể với từng bà bầu bị tiểu đường.

Tập luyện thể dục: Bà bầu bị đái tháo đường thì việc tập luyện phải hết sức thận trọng. Khi đang tập luyện, người bệnh cảm thấy mệt mỏi thì phải ngừng tập và cần được nghỉ ngơi. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào cũng cần có sự thảo luận giữa bệnh nhân và thầy thuốc để lựa chọn hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp nhất.