Omega 3 là một loại axí béo thiết yếu của cơ thể. Có chúng sẽ giúp cơ thể làm việc bình thường. Điều không may là cơ thể không thể tự sản xuất ra chúng, mà phải nhờ nguồn thực phẩm bên ngoài cung cấp. Hôm nay cùng tham khảo cá nào chứ Omega3 nhiều nhất qua bài viết sau đây.
- Ăn thịt dê uống rượu vang có tốt không? Lưu ý gì khi sử dụng?
- Ăn lẩu uống rượu vang có tốt không? Lưu ý điều gì khi sử dụng?
- Kết hợp thưởng thức rượu vang đỏ và món ăn sẽ giúp ngon miệng hơn
- 1 Tai yến chưng bao nhiêu nước? Chưng được mấy lần?
- Uống nước gì để tăng cường sinh lý? Top 3 loại nước ép tốt nhất
Một số loại cá như cá trê chứa hàm lượng cao các axít béo không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nên nhớ cá tốt cho sức khỏe hay không còn tùy vào cách chế biến (ví dụ cá nướng tốt hơn cá chiên).
Một số nhà nghiên cứu còn lo ngại rằng cá nuôi không tốt bằng cá ruộng vì việc lạm dụng kháng sinh, thuốc trừ sâu, và các chất hóa học để làm tăng trọng cá nuôi có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Một số nguy cơ khác khi ăn cá là có nhiều thủy ngân hoặc chất ô nhiễm khác trong cá mà nguy cơ của chúng vượt quá những lợi ích thu được khi ăn cá. Những độc chất chủ yếu trong cá là thủy ngân, dioxin và polychlorinated biphenyl (PCB), tùy vào loại cá và nơi bắt được cá.
Ví dụ, bình thường có một lượng nhỏ thuỷ ngân trong môi trường, nhưng ô nhiễm môi trường có thể gây tích tụ thủy ngân trong hồ, sông, biển. Khi cá ăn những thực phẩm có nhiều thủy ngân, cơ thể chúng sẽ có hàm lượng thủy ngân cao. Cá lớn sẽ có hàm lượng thuỷ ngân cao hơn cá bé như cá mập, cá mũi kiếm, cá thu. Những con cá lớn ăn cá nhỏ hơn sẽ tích tụ độc tố nhiều hơn. Cá càng sống lâu, càng chứa nhiều thủy ngân hơn….Do đó, khi ăn cá, nên chú ý loại cá ăn, số lượng ăn…
Nếu ăn cá có nhiều độc tố, những độc tố này sẽ tích tụ trong cơ thể và phải mất nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí cả năm để thải hết chúng ra. Thuỷ ngân đặc biệt độc hại cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của bào thai và trẻ nhỏ.
Ở người lớn thì vấn đề này không đáng quan ngại. Do vậy, phụ nữ có thai hoặc dự định có thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 12 tuổi nên hạn chế lượng cá ăn hoặc nên ăn những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi và hạn chế lượng cá ăn khoảng dưới 340 gram cá một tuần, dưới 170 gram cá ngừ đóng hộp một tuần.
Có thể thay thế cá bằng chất bổ sung omega – 3 dù không thể sánh bằng cá, hoặc dùng những thực phẩm khác cũng chứa omega- 3 như hạt lanh, dầu hạt lanh, quả óc chó, đậu nành và dầu đậu nành.
TIN HỮU ÍCH: