Các cách chữa huyết áp thấp tại nhà hiệu quả nhất

Huyết áp thấp là một bệnh lý gặp ở mọi độ tuổi, giới tính. Nếu như không chữa trị kịp thời, có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, việc tìm hiểu các cách chữa huyết áp thấp là điều cần thiết, đặc biệt là đối với những người mắc phải căn bệnh này!

Huyết áp thấp là gì? Chỉ số huyết áp bao nhiêu thì được gọi là huyết áp thấp?

Huyết áp thấp là tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.

Huyết áp được biểu đạt bằng hai con số. Số đầu tiên, thường cao hơn, là huyết áp tâm thu, hay áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đầy máu. Số thứ hai là áp lực tâm trương, hay áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần bóp.

Huyết áp thấp là căn bệnh nguy hiểm

Huyết áp thấp là căn bệnh nguy hiểm nếu như không có giải pháp điều trị kịp thời

Vì vậy, bạn bị huyết áp thấp nếu có huyết áp thấp hơn 90/60, nghĩa là:

  • Huyết áp tâm thu từ 90mmHg trở xuống,
  • Huyết áp tâm trương từ 60mmHg trở xuống.

Huyết áp thấp là triệu chứng của nhiều bệnh lý y khoa và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt ở người cao tuổi. Tuy nhiên, việc tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ tư thế ngồi hay nằm có thể làm giảm huyết áp. Điều này được gọi là huyết áp thấp tư thế hoặc huyết áp thấp tư thế đứng.

Triệu chứng nhận biết bệnh huyết áp thấp

+ Người bệnh hoa mắt chóng mặt, người mệt lả, chỉ muốn nằm nghỉ.

+ Kém tập trung, dễ cáu gắt, đôi khi buồn nôn.

+ Da dẻ nhăn nheo và khô sạm, tóc rụng.

+ Người ra nhiều mồ hôi nhưng lại thấy lạnh.

+ Thở dốc khó nhọc, hụt hơi, nhất là những khi làm việc nặng hay hoạt động nặng.

+ Dễ bị choáng váng, mặt mày xây xẩm khi thay đổi tư thế.

Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, huyết áp thấp không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhiều người măc huyết áp thấp nhưng vẫn cảm thấy khỏe. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy hoa mắt và chóng mặt, nhưng không có vấn đề gì nếu các triệu chứng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Đều quan trọng là bạn phải đi khám bác sĩ nếu bị huyết áp thấp vì bệnh có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn. Hãy đi khám nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Cảm thấy chóng mặt hoặc tối sầm mặt khi đứng lâu (trên 5 giây)
  • Tim nhanh (nhịp tim nhanh, mạnh hoặc không đều)
  • Mờ mắt
  • Buồn nôn
  • Nóng
  • Toát mồ hôi (đổ mồ hôi nhiều)
  • Mê sảng.
Huyết áp thấp thường gây mê sảng, chóng mặt

Huyết áp thấp thường gây mê sảng, chóng mặt

Hướng dẫn các cách chữa huyết áp thấp tại nhà hiệu quả nhất

1. Chữa huyết áp thấp bằng gừng tươi

Gừng là nguyên liệu dân gian có nhiều công dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm với tác dụng giải độc, tán hàn ôn trung, trị đau đầu chóng mặt, tinh thần căng thẳng, ngủ không ngon giấc, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và huyết áp. Nhiều thực tế khoa học đã chứng minh, một ly trà gừng sẽ giúp tăng huyết áp nhanh chóng, rất phù hợp với những người bị huyết áp thấp, tụt huyết áp đột ngột. 

Chữa huyết áp thấp bằng gừng tươi

Chữa huyết áp thấp bằng gừng tươi

Với cách chữa huyết áp thấp bằng gừng tươi, bạn có thể nấu trà gừng hoặc pha nước gừng, mật ong để uống. Tùy vào từng điều kiện và sự phù hợp mà bạn lựa chọn cho riêng mình giải pháp điều trị huyết áp thấp phù hợp nhất.

– Chữa huyết áp thấp bằng trà gừng

Trà gừng là một trong những loại đồ uống rất tốt cho cơ thể của người bị huyết áp thấp. Trà gừng có tính ấm giúp hỗ trợ và lưu thông máu, làm giảm ảnh hưởng của chứng huyết áp thấp và tránh những nguy cơ nguy hiểm khác.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, không nên lạm dụng việc uống trà gừng bởi nếu uống quá nhiều thì sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng và gây nên những triệu chứng không mong muốn như ợ nóng, chảy máu trong cơ thể, gây phản ứng với các loại thuốc đang sử dụng. Thêm một lưu ý nữa là không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng loại trà tưởng như đơn giản này, ví dụ phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tránh sử dụng loại trà này để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi.

– Chữa huyết áp thấp bằng gừng và mật ong

Bước 1: Gừng rửa sạch, cạo sạch vỏ sau đó thái gừng thành lát mỏng rồi cho vào nồi nước đun sôi. Khi nước sôi bạn cho lửa nhỏ rồi đợi 1 phút để gừng bớt vị cay.

Bước 2 : Cho 3 thìa mật ong vào nồi nước gừng và đun 5 phút thì tắt bếp để nguội.

Chữa huyết áp thấp bằng gừng và mật ong

Chữa huyết áp thấp bằng gừng và mật ong

Bước 3: Sau khi nước gừng mật ong đã nguội bạn cho vào lọ thủy tinh và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Khi huyết áp có dấu hiệu giảm bạn lấy trà gừng mật ong pha với nước sôi rồi khuấy đều là uống rồi nghỉ ngơi cơ thể sẽ nhanh chóng ổn định.

2. Chữa huyết áp thấp bằng nước đường

Ở mức độ tụt huyết áp nhẹ người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: Cơ thể mệt mỏi, đau đầu nhẹ, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, hay quên, da dẻ xanh xao. Nếu chỉ số huyết áp tụt xuống quá thấp  người bệnh có thể bị choáng váng, say xẩm mặt mày, người vã nhiều mồ hôi lạnh, hoặc có thể bị ngất xỉu.

Khi bị tụt huyết áp người bệnh cần  nhanh chóng tìm cách xử lý để huyết áp quay trở lại mức bình thường. Bạn có thể uống nước đường sau đó nằm nghỉ ngơi ở chỗ thoáng máy để giúp huyết áp tăng trở lại. 

Chữa huyết áp thấp bằng nước đường

Chữa huyết áp thấp bằng nước đường

Cách pha nước đường: Bạn chỉ cần lấy một cốc nước lọc nhỏ, cho khoảng 3-4 thìa đường, đảm bảo cho vị ngọt vừa phải. Uống nước đường ngay sau khi có dấu hiệu bị tụt huyết áp chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng tụt huyết áp đột ngột.

Ngoài nước đường, bạn có thể dùng nước nấm linh chi, trà nấm linh chi hoặc các món ăn từ nấm linh chi để điều trị huyết áp thấp. Bởi lẽ, nấm linh chi cũng được xem là một thần dược trong điều trị huyết áp thấp.

>>>> Xem thêm:

Mẹo điều trị huyết áp thấp tại nhà

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người huyết áp thấp

Để điều trị huyết áp thấp hiệu quả, bạn nên có chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lí. Một số lưu ý giúp bạn xây dựng tháp dinh dưỡng cho người huyết áp thấp:

+ Không nên ăn quá no. Một ngày nên ăn từ 3 – 4 bữa nhỏ, giúp dạ dày làm việc hiệu quả hơn, cơ thể có thể hấp thụ hết được chất dinh dưỡng cơ thể nạp vào.

+ Bạn không nên ăn kiêng khi đang thực hiện kế hoạch điều trị bệnh huyết áp thấp. Bởi, các yêu cầu khắt khe trong chế độ ăn giảm cân trở ngại rất lớn khi trị huyết áp thấp.

+ Khi chế biến các món ăn, bạn nên gia giảm muối đậm hơn bình thường, giúp hỗ trợ tốt hơn cho người mắc bệnh huyết áp thấp

+ Luyện thói quen uống trà gừng mỗi ngày để điều trị huyết áp thấp tốt hơn

– Ngủ đủ giấc để trị huyết áp thấp

+ Khi mắc bệnh huyết áp thấp, mỗi ngày bạn nên ngủ đủ từ 9 – 10 tiếng.

+ Giấc ngủ trưa rất quan trọng và không nên xem nhẹ. Bạn hãy tạo cho mình thói quen ngủ trưa và giấc ngủ trưa nên kéo dài từ 45 phút đến 1 giờ đồng hồ, giúp duy trì nguồn năng lượng và tỉnh táo cho bạn trong thời gian nửa ngày còn lại.

+ Không nên sử dụng thuốc an thần để giấc ngủ sâu hơn. Thay vào đó, thêm trà sen, hạt sen, nhãn táo… sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Trên đây là những cách chữa bệnh huyết áp thấp tại nhà, song những cách này điều trị bệnh tạm thời, để chữa được bệnh huyết áp thấp một cách dứt điểm thì bạn cần có sự thăm khám bác sĩ thường xuyên để có được những tư vấn tốt nhất.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Xem thêm:

Cách chữa bệnh Gout bằng thuốc nam hiệu quả nhất hiện nay

Thử ngay cách chữa bệnh hen suyễn bằng cá ngựa ít ai biết

Thực hư cách chữa bệnh Gout bằng lá tía tô