Các cách xử lý nhanh chóng khi gặp người tăng huyết áp

Tỉ lệ người mắc bệnh cao huyết áp ở nước ta ngày càng tăng ở mọi độ tuổi khác nhau. Về nguyên nhân thì có rất nhiều. Và một phần là do chế độ ăn uống, áp lực công việc, môi trường sống hàng ngày…. Những kiến thức cơ bản về sơ cứu huyết áp cao rất là cần thiết. Bởi nó sẽ giúp bạn áp dụng được trong những trường hợp cần thiết cho bản thân hay là những người khác bị tăng huyết áp một cách đột ngột. Vậy có những cách xử lý nào đơn giản, nhanh chóng mà hiệu quả cao? Các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây nhé!

Các cách xử lý khi gặp người tăng huyết áp

Các cách xử lý khi gặp người tăng huyết áp

Thông thường bệnh tăng huyết áp không có dấu hiệu đặc trưng. Các triệu chứng rất phức tạp và nặng nhẹ khác nhau, biểu hiện tuỳ thuộc theo thể trạng của từng người.

Những dấu hiệu hay gặp của tăng huyết áp là: Choáng váng, nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, khó thở, đau tức ngực, hồi hộp. Đỏ mặt, buồn nôn.

Tuy nhiên đa số người mắc bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng gì và phần lớn thậm chí còn không biết mình bị bệnh. Các triệu chứng kể trên thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Chính vì thế tăng huyết áp còn được gọi là ‘kẻ giết người thầm lặng”.

Cách xử lý các tình huống tăng huyết áp

1. Sơ cứu ban đầu

Việc đầu tiên nên làm khi bị tăng huyết áp là để người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn, ít trò chuyện.
Tiến hành đo huyết áp bằng máy để xác định mức độ tăng và có biện pháp xử lý phù hợp
Cho người bệnh uống 1 cốc nước ép cần tây, cà rốt hoặc tâm sen để ổn định huyết áp. Ngoài ra, có thể cho người bệnh uống một chút rượu vang đỏ cũng giúp giảm huyết áp nhanh chóng.

2. Sử dụng thuốc hạ huyết áp

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hạ huyết áp, vì vậy người bệnh cần căn cứ vào các triệu chứng đi kèm và tiểu sử bệnh để sử dụng đúng thuốc. Dùng các loại thuốc hạ áp như: hydroclorothiazid, indapamid, prazosin, … theo đơn của bác sỹ. Người bệnh có thể uống kết hợp thêm thuốc trấn tĩnh.

Người bệnh cần lưu ý, khi chỉ số huyết áp đã trở lại bình thường cần dùng các thuốc hạ áp có tác dụng chậm như Coversyl, Ace, … với liều thấp để ổn định huyết áp lâu dài.

Sử dụng thuốc hạ huyết áp

Sử dụng thuốc hạ huyết áp

3. Áp dụng phương pháp châm cứu

Theo nghiên cứu gần đây, châm cứu vào các điểm huyệt tập trung ở mặt trong của hai cẳng tay (nằm phía trên cổ tay một chút). Đồng thời cho các xung điện thấp chạy qua kim. Sau 30 phút điều trị, có thể giúp huyết áp giảm tới 25mmHg.

4. Sử dụng phương pháp bấm huyệt

Huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt): Dùng phần mềm của ngón tay day vào huyệt thái dương. Day đi day lại với mức độ mạnh tăng dần. Thực hiện lặp đi lặp lại từ 20-30 lần.

Huyệt ủy trung (ở giữa nếp lằn khoeo chân): Bạn hãy dùng tay phải day bấm huyệt ở chân trái và ngược lại. Thực hiện liên tục mỗi bên 10 lần. Tiếp đó, dùng tay xoa đi xoa lại vùng da xung quanh nóng lên ở cả hai bên chân.

Huyệt dũng tuyền (nằm chính giữa chỗ lõm của gam bàn chân): Dùng ngón tay cái vừa day vừa bấm vào huyệt dũng tuyền. Lặp đi lặp lại động tác khoảng 20 lần.

Phòng tránh tăng huyết áp

Kiểm tra huyết áp thường xuyên là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm bệnh. Mọi người dân cần thường xuyên kiểm tra huyết áp thông qua khám sức khỏe định kỳ hoặc qua các lần đi khám, kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế…. Các máy đo huyết áp điện tử cá nhân là một công cụ hiệu quả giúp người đã mắc tăng huyết áp và người có nguy cơ mắc bệnh để thường xuyên kiểm tra tình trạng huyết áp của mình cùng các thành viên trong gia đình.

Bệnh tăng huyết áp có thể được phòng ngừa hiệu quả và duy trì ở mức lý tưởng 120/80 mmHg nhờ các biện pháp tích cực thay đổi lối sống lành mạnh:

Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn (dưới 5g muối một ngày); tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng.

Chế độ ăn uống tập luyện cho người tăng huyết áp

Chế độ ăn uống tập luyện cho người tăng huyết áp

Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9; cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ. Tích cực giảm cân (nếu quá cân).

Hạn chế uống rượu, bia; ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: Tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; tránh bị lạnh đột ngột.

Người bị bệnh tăng huyết áp cần được khám sàng lọc, phát hiện sớm. Bên cạnh áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống như trên, bệnh nhân cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc để giảm bớt các nguy cơ xảy ra biến chứng và để duy trì mức huyết áp hợp lý.

Và bên cạnh tất cả các biện pháp phòng ngừa đó thì theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa thì các bạn nên tìm hiểu và sử dụng thảo dược nhân sâm Hoa Kỳ. Sâm Hoa Kỳ không chỉ giúp điều hòa ổn định huyết áp mà nó còn có rất nhiều các tác dụng khác nhau đối với sức khỏe nữa đấy.

Điều trị tăng huyết áp bằng nhân sâm hoa kỳ

Điều trị tăng huyết áp bằng nhân sâm hoa kỳ

Trong quá trình sử dụng thì các bạn cần phải dùng theo đúng liều lượng, đúng cách để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất nhé.

Chúc các bạn sức khỏe!

Xem thêm: 

Cỏ mần trầu và các bài thuốc hỗ trợ điều trị cao huyết áp