Cẩu tích là một loài dương xỉ mộc trong họ Dương xỉ vỏ trai(Dicksoniaceae) mà chúng ta vẫn quen gọi là họ Cẩu tích. Cẩu tích được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa và Đông Nam Á. Mặc dù từng có sự phân bố khá rộng, nhưng cẩu tích đã bị thu hái tích cực tại Đông Nam Á dẫn tới sự suy giảm về lượng quần thể và số lượng cây trong mỗi quần thể. Người ta cho rằng nó là cây cừu trong truyền thuyết thời Trung cổ.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY CẨU TÍCH
Cẩu tích còn có tên gọi khác là cây culy, kim mao, co cút pá (Thái), cút báng (Tày), cây lông khỉ, nhải cù viằng (Dao)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY CẨU TÍCH
Thân rễ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông, cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng, để riêng. Rễ đã cạo hết lông, rửa sạch, thái phiến hay cắt từng đoạn dài 4 – 10cm, phơi hay sấy khô
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CẨU TÍCH
Thân rễ chứa tinh bột, 30%. Lông vàng ở thân rễ có tanin, sắc tố.Thân rễ chứa tinh bột, 30%. Lông vàng ở thân rễ có tanin, sắc tố.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CẨU TÍCH
Chống viêm, giảm đau. Chữa thấp khớp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh hông, khí hư, người già đi tiểu nhiều lần, bí đái, đái dắt. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Lông vàng ở thân rễ dịt cầm máu vết thương.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY CẨU TÍCH
Cây cẩu tích có tên khoa học là CIBOTIUM BAROMETZ (L.) J. Sm thuộc họ DICKSO
6. MÔ TẢ CỦA CÂY CẨU TÍCH
Loại dương xỉ thụ trạng; thân rễ to, ngắn, hơi nạc, phủ lông tơ dày màu vàng nâu. Lá kép 3 lần lông chim, dài tới hơn 2m; mặt dưới có nhiều túi bào tử màu nâu nhạt.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY CẨU TÍCH
Tháng 10 – 1.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY CẨU TÍCH
Cây mọc hoang ở miền núi, nơi đất ẩm, gần bờ khe suối
Trên đây là một số thông tin về cây cẩu tích, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây cẩu tích được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)