Cây chút chít và công dụng của cây chút chít

Cây chút chít là một loài cây thân thảo sống lâu năm, mọc rất phổ biến tại các bãi cỏ ở phần lớn các khu vực của châu Âu và nó cũng được trồng làm một loại rau ăn lá. Nó là một loại cây thân mảnh cao khoảng 60 cm, với thân và lá chứa nhiều nước. Nó có các cụm hoa xoắn màu lục ánh đỏ, nở vào giai đoạn tháng Sáu-Bảy. Lá thuôn dài, các lá phía dưới dài khoảng 7–15 cm, có hình gần giống mũi tên tại gốc lá và có cuống lá rất dài. Các lá phía trên không có cuống lá và nói chung có màu trở thành đỏ sẫm.

cay-chut-chit

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY CHÚT CHÍT

Lưỡi bò, dương đề, thổ địa hoàng, phắc cát ngàn (Thái), mác sây (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY CHÚT CHÍT

Rễ và lá. Rễ thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Lá thu hái vào mùa xuân, hạ, dùng ngoài để tươi, dùng trong phơi khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CHÚT CHÍT

Rễ và lá có anthraglucosid 3,0- 3,4%, trong đó ở dạng tự do 0,47% và dạng kết hợp 2,54%; tanin, nhựa.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÚT CHÍT

Chữa táo bón. Ngày 1- 3g rễ sắc hoặc tán bột uống. Liều 4- 10g dùng làm thuốc tẩy. Dùng ngoài chữa ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, âm hộ ngứa: Dùng rễ hoặc lá tươi giã nát hoà với giấm hoặc ngâm rượu, bôi.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY CHÚT CHÍT

Cây chút chít có tên khoa học là RUMEX CHINENSIS Campd thuộc họ POLYGONACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY CHÚT CHÍT

18_Sep_2014_082635_GMTr6

Cây cỏ, cao 30-50cm. Rễ mập, màu nâu. Thân có khía dọc. Lá mọc so le, mép uốn lượn. Lá gốc to và rộng, cuống dài. Lá giữa và lá ngọn hẹp, gần như không cuống. Hoa màu vàng lục mọc thành xim ở ngọn cành. Quả nhỏ, nhọn đầu, có 3 cạnh bao bọc bởi 3 lá đài, dày.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY CHÚT CHÍT

Hoa: Tháng 3 – 4; Quả: Tháng 5 – 7.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY CHÚT CHÍT

Cây mọc hoang trên những thửa ruộng bỏ không, bãi sông.

Trên đây là một số thông tin về cây chút chít, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây chút chít được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)