Cây dâu tằm và công dụng chữa bệnh của cây dâu tằm

Cây Dâu tằm thân gỗ có thể cao tới 15m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hay hơi tù, mép có răng cưa to. Hoa đơn tính, khác gốc, hoa đực mọc thành bông có 4 lá đài, 4 nhị; hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả bế bao bọc trong các lá đài mọng nước thành 1 quả phức (quả kép) màu đỏ, khi quả già chín có màu đen sẫm. Cây Dâu được trồng khắp nơi ở ViệtNam.

860425d06e38adb

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY DÂU TẰM

Dâu cang (H’mông), tang, mạy mọn (Tày), nằn phong (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY DÂU TẰM

Lá, vỏ rễ và quả. Lá non hoặc bánh tẻ thu hái vào đầu mùa hạ. Vỏ rễ thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô. Quả hái khi chín.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY DÂU TẰM

Lá chứa acid amin tự do (phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic…); protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ: succinic, propionic, isobutyric…, tanin. Quả có đường, protid, tanin, vitamin C.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY DÂU TẰM

Chữa cảm, ho, mất ngủ: Ngày 6-18g lá sắc uống. Chữa hen suyễn, tiểu tiện ít, thấp khớp, đau nhức xương: Ngày 6-12g vỏ rễ sắc uống. Chữa thiếu máu, mắt mờ: Quả ngâm rượu hoặc nước đường uống, ngày 12-20g quả. Sirô quả chín bôi chữa đau họng, lở loét miệng lưỡi.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY DÂU TẰM

MORUS ACIDOSA Griff.

MORACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY DÂU TẰM

m10

Cây to (thường là cây hoang dại hoặc cây lâu năm) hoặc cây nhỏ, cao 2-3m. Lá mọc so le, nguyên hoặc chia 3 thuỳ, mép khía răng, 3 gân toả từ gốc. Hoa đơn tính cùng gốc mọc thành bông đuôi sóc ở kẽ lá. Quả phức màu đỏ, sau đen, ăn được.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY DÂU TẰM

Tháng 3-5.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY DÂU TẰM

Cây được trồng để lấy lá nuôi tằm, quả nấu rượu và làm thuốc.

Trên đây là một số thông tin về cây dâu tằm, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây dâu tằm được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)