Cây mã tiền và công dụng chữa bệnh của cây mã tiền

Mã tiền  là một loài cây gỗ thường xanh bản địa Đông Nam Á, thành viên của họ Loganiaceae. Nó là cây gỗ kích thước trung bình, có thể cao tới 25 m, mọc tại các môi trường sinh sống thưa cây cối tới độ cao 1.200 m. Lá của nó hình trứng kích thước 5 x 9 cm (3,5 x 2 inch). Các cành nhỏ không lông hoặc có lông tơ. Ra hoa từ mùa xuân tới mùa hè.

cay-ma-tien

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY MÃ TIỀN

Củ chi, mác chèn sứ (Tày), co bên kho (Thái)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY MÃ TIỀN

Hạt. Thu hái quả già vào mùa thu. Tách quả lấy hạt, ngâm nước gạo 1 ngày, 1 đêm. Cạo vỏ ngoài, bỏ mầm. Thái mỏng. Tẩm dầu vừng 1 ngày, sao cho vàng đậm.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MÃ TIỀN

Hạt chứa các alcaloid: strychnin, brucin, vomicin, b-colubrin, pseudostrychnin, N methyl-sec-pseudobrucin, strucin, glucosid loganin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY MÃ TIỀN

Chữa thấp khớp, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, bại liệt, nhược cơ, giảm cường kiện ruột, đái dầm, thiếu máu. Người lớn mỗi lần uống 0,05g hạt mã tiền chế, ngày 1-3 lần dạng sắc hoặc bột. Còn dùng thuốc tiêm strychnin tinh khiết. Rượu thuốc hạt để xoa bóp. Thuốc độc, dùng thận trọng

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY MÃ TIỀN

Cây mã tiền có tên khoa học là Strychnos nux-vomica thuộc họ LOGANIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY MÃ TIỀN

18_Sep_2014_101041_GMTs10

Cây gỗ, cao tới hơn 10m, cành non có gai. Lá mọc đối, mặt trên xanh bóng, 5 gân hình cung. Cụm hoa hình ngù, mọc ở đầu cành. Hoa nhỏ, hình ống, màu vàng nhạt. Quả thịt, hình cầu, đường kính 3-5cm, khi chín màu vàng cam. Hạt hình đĩa dẹt, một mặt hơi lõm, có lông màu xám bạc.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY MÃ TIỀN

Hoa: Tháng 3 – 4; Quả: Tháng 5 – 8.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY MÃ TIỀN

Cây mọc hoang ở miền núi thuộc các tỉnh phía nam.

Trên đây là một số thông tin về cây mã tiền, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây mã tiền được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)