Đái tháo đường là một trong những căn bệnh mãn tính thường gặp và đang ngày càng phổ biến trên cả nước. Nguyên nhân do sự thiếu hụt insulin trong máu gây tăng đường huyết. Rối loạn tiêu hóa là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Theo khảo sát có tới 50% bệnh nhân bị tiểu đường thì có các rắc rồi liên quan tới tiêu hóa. Các triệu chứng thường gặp đó là ăn không ngon, khó tiêu, bệnh nhân có thể đi ngoài nhiều lần nhưng phân lại bị táo.
Do đường huyết cao nên tiểu đường gây ra rối loạn trên suốt dọc đường tiêu hóa, một số ảnh hưởng điển hình và thường gặp nhất đó là:
Rối loại vận động thực quản
Có rất nhiều bệnh nhân bị bệnh tiểu đường đi kèm với chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Các triệu chứng thường gặp đó là khó nuốt, ăn hay bị nghẹn, cảm giác nóng rát ở vùng ngực, thậm chí đau ngực và các dịch vị có thể trào lên gây cảm giác chua hoặc đắng miệng. Khi gặp các triệu chứng này các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân soi thực quản để loại trừ nguyên nhân khó nuốt do : u thực quản, viêm loét thực quản.
Liệt dạ dày
Liệt dạ dày là một biến chứng thường gặp và khá nguy hiểm ở những người bị bệnh tiểu đường lâu năm, tỷ lệ có thể lên tới 30-50%. Bênh nhân thường có cảm giác buồn nôn, non, cảm giác nhanh no nên bệnh nhân không thể ăn được nhiều, nôn ra nhiều thức ăn sau khi ăn đã lâu. Đó chính là những triệu chứng gợi ý đến chứng liệt dạ dày do đái tháo đường. Việc chán ăn, ăn không được nhiều và nôn khiến cho bệnh nhân dễ dẫn đến suy nhược cơ thể, cơ thể mệt mỏi vì thiếu chất dinh dưỡng, có thể thiếu máu do thiếu vitamin và sắt.
Dạ dày bị liệt làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Việc thức ăn lưu lại dạ dày quá lâu dễ dẫn đến nhiều hệ quả khác như hạ huyết áp sau ăn do dịch tiêu hóa chậm hấp thu, thức ăn có thể kết thành khối trong dạ dày gây tắc nghẽn phải nội soi cắt nhỏ và gắp cục thức ăn ra ngoài. Việc lưu thức ăn lâu tại dạ dày cũng làm ảnh hưởng tới độ ổn định đường máu, việc làm rỗng dạ dày nhanh hay chậm có thể ảnh hưởng tới 35% sự dao động đường máu. Liệt dạ dày làm cho các chất khó hấp thu vào cơ thể hơn chính vì vậy ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị bệnh do thuốc uống vào không được hấp thu, và cũng là một trong những nguyên nhân gây dao động đường máu nhiều hơn. Với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, liều insulin thường phải giảm đi để tránh bị hạ đường huyết sau ăn do thức ăn chưa kịp đưa xuống ruột để được tiêu hóa.
Đi ngoài nhiều lần
Điển hình cho các triệu chứng chứng tỏ đái tháo đường có thể gây ra biến chứng ở ruột đó chính là đi ngoài nhiều lần. Người bệnh có thể đi ngoài từ 20-30 lần/ngày kèm theo phân lỏng xen kẽ là phân bị táo bón. Việc đi ngoài nhiều ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sồng của người bệnh, người bệnh không dám đi đâu xa vì cảm thấy bất tiện và xấu hổ, mặc cảm với bệnh tật. Có nhiều lúc do không tự chủ được nên người bệnh có thể sót ra quần gây cảm giác khó chịu.
Thông thường đi ngoài nhiều lần sẽ không ảnh hưởng tới cân nặng nhưng nếu cân nặng giảm sút người bệnh nên thăm khám, làm xét nghiệm để xem nồng độ đường trong máu có quá cao hay không hoặc xem có kèm theo chứng liệt dạ dày không để có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra giảm sút cân nặng có thể do bênh viêm kết ruột, xơ sỏi tụy, viêm ruột nhiễm khuẩn. bệnh nhân nên đi khám để tìm rõ nguyên nhân.
Lưu ý: đi ngoài có thể do dùng chính loại thuốc chữa đái tháo đường là metformin (Glucophage) và thuốc ức chế men alpha glucosidase (Glucobay).
Viêm túi mật & sỏi mật
Khi bị đái tháo đường và hàm lượng đường trong máu quá cao sẽ làm giảm chức năng co bóp của túi mật. Chính vì thế mà mật sẽ không được túi mật co bóp tiết hết ra khi tiêu hóa thức ăn. Việc mật đọng lại này gây ra nhiều bất lợi, mật tiết kém dẫn đến khả năng tiêu hóa thức ăn kém đi và sự tích tụ mật trong túi mật lâu ngày có thể dẫn đến sỏi trong túi mật và gây viêm túi mật. Việc sỏi túi mật làm cho bệnh nhân có cảm giác đau vùng hạ sường bên phải, sốt rét run, đường trong máu tăng cao bất thường không rõ lý do. Để phát hiện ra sỏi túi mật thì cách tốt nhất là dùng phương pháp siêu âm. Bệnh nhân vẫn có thể phẫu thuật để lấy sỏi ra giống như những người không bị đái tháo đường khác.
Lưu ý: phải điều chỉnh đường máu thật tốt bằng insulin trước, trong và sau khi mổ.
Táo bón và đau bụng vùng dưới
Biến chứng này thường chiếm khoáng 25% trong các biến chứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân khác gây ra táo bón như uống thuốc có chất gây táo bón như thuốc ngủ, thuốc điều trị tăng huyết áp… và cũng có thể do các bệnh như suy tuyến giáp, rối loạn điện giải trong máu. Vì vậy bệnh nhân cần phải khám xét để tìm ra nguyên nhân để từ đó có cách điều trị phù hợp và hiệu quả.
Đi ngoài không tự chủ
Trong quá trình tiêu hóa bình thường, phân sẽ được dồn về phía trực tràng. Khi trực tràng chứa đầy phân nó sẽ phát tín hiệu lên dây thần kinh trung ương để báo hiệu cần phải đi đại tiện. Lúc này trực tràng sẽ có những cơn cơ thắt và giãn ra cùng với phản xạ của một số cơ khác để tống phân ra ngoài. Tuy nhiên với người bị đái tháo đường thường bị biến chứng thần kinh tự động, nên bệnh nhân không thể kìm hãm được sự tống phân một cách chủ động. Đó chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân đi ngoài nhiều lần và không tự chủ, họ thường phải mang bỉm và ngại đi xa. Bản thân người bệnh thường mặc cảm với bệnh tật bởi những phiền toái mà biến chứng này gây ra.
Việc đường máu tăng cao đột ngột gây ra những rối loạn hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Rất nhiều bệnh nhân đã khỏi hẳn triệu chứng đi ngoài nhiều lần khi mà đường máu đã được điều chỉnh gần về giá trị bình thường. Vì vậy một trong các nguyên tắc chung khi điều trị các triệu chứng này là giữ đường máu ổn định tốt sẽ phòng ngừa được rối loạn tiêu hóa . Tuy nhiên khi gặp phải các triệu chứng nên người bệnh không nên bi quan chán nản, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có các biện pháp chữa trị kịp thời.
Để giữ được đường huyết ở mức ổn định, người bệnh cần phải kiêng những món ăn chứa nhiều chất béo và chất đường bột, ăn theo chế độ mà bác sĩ đã quy định. Ngoài ra với máy đo đường huyết omron hgm 112 sẽ giúp bạn kiểm tra và theo dõi rất tiện lợi mà không phải đến bệnh viện kiểm tra.
>>> Các bạn có thể tham khảo thêm: máy đo đường huyết không cần lấy máu