Tổng cộng, 80% các phụ nữ 45 tuổi muốn có con không thụ thai được. Tuy nhiên, một số càng ngày càng nhiều các phụ nữ, như Carla Bruni-Sarkozy, 43 tuổi, mong muốn có một em bé sau tuổi 40.
Hiện nay, mỗi năm, khoảng 30.000 phụ nữ trở thành mẹ sau 40 tuổi (so sánh với 8600 vào năm 1980) và 1500phụ nữ hơn 45 tuổi sinh con (so với 687 năm 1980). Những thai nghén muộn này được giải thích bởi một loạt các dữ kiện : tính hiệu quả của biện pháp ngừa thai, các phụ nữ càng ngày càng bận tâm đến con đường nghề nghiệp, các gia đình được tái tạo (familles recomposées) muốn có con…
Theo Viện nghiên cứu dân số quốc gia (Institut national d’études démographiques) (Ined), 25% các trường hợp sinh đẻ khi người mẹ có hơn 40 tuổi xảy ra trong bối cảnh của một sự kết hợp thứ hai.
Một khi đã có thai, vài biện pháp thận trọng bổ sung cần phải được thực hiện. Sự de dọa sẩy thai tự nhiên (fausse couche spontanée) quan trọng hơn sau 40 tuổi và gia tăng với tuổi tác. Các nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể (anomalies chromosomiques) và đặc biệt là của trisomie 21 nơi thai nhi xảy ra hiếm hơn : một trường hợp trên 900 lúc 25 tuổi, một trên 28 lúc 45 tuổi.
Việc phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể, được đề nghị vào tam cá nguyệt thứ nhất, nhờ đến định lượng các chất chỉ dấu trong máu (marqueur sanguin) và siêu âm. Sự thực hiện một chọc dò màng ối đối với các phụ nữ trên 38 tuổi không được biện minh. Ngoài ra, nguy cơ sinh non quan trọng hơn và những trường hợp mổ lấy thai hai lần thường xảy ra hơn.
Trong khi thai nghén muộn, người mẹ có một nguy cơ gia tăng bị cao huyết áp, bệnh đái đường hay u xơ tử cung. Tỷ lệ tử vong của người mẹ cũng gia tăng một ít, chuyển từ 7,8 trên 100.000 ở tuổi 27 lên 27 trên 100.000 từ 40 đến 44 tuổi. Sau khi sinh cũng vậy, nguy cơ viêm tĩnh mạch (phlébite) hay nghẽn mạch phổi (embolie pulmonaire) hơi gia tăng.
Tuy nhiên không nên bi thảm hóa mọi chuyện, theo G René Frydman, trưởng khoa sản phụ khoa của bệnh viện Antoine-Béclère. Đối với ông, “phải theo dõi hơi nhiều hơn cũng như phải médicalisation, nhưng trên bình diện y khoa, đó là điều có thể làm chủ được. Mặc dầu ở lứa tuổi này có thai là khó hơn, nhưng đó là vấn đề càng ngày càng thông thường : ở lứa tuổi đó, các phụ nữ thật sự muốn có thai, họ biết điều họ làm và họ theo dõi tốt các lời khuyến nghị.
Cách nay vài năm, GS Michel Tournaire, trong một tác phẩm dựa vào nhiều tư liệu nhan đề “Hạnh phúc làm mẹ. Có thai sau 35 tuổi”, đã làm mất hoàn toàn tính chất bi thảm của những trường hợp thai nghén muộn : “Phải thích ứng và thực hiện các phát hiện trước và trong lúc mang thai và bằng một điều trị nếu cần, ông đã đánh giá như vậy. Cần ngưng lan truyền những lo âu không ích lợi và đừng gây mặc cảm tội lỗi các phụ nữ muốn có một đứa con sau 35 hay 40 tuổi.”
Nguồn: yduocngaynay