Thụ thai trong ống nghiệm gia tăng nguy cơ dị tật

PEDIATRIE. Các bất thường tim, niệu-sinh dục hay các u mạch ở da (angiome cutané), các trẻ được sinh sau một AMA có một nguy cơ hơi gia tăng bị các dị tật bẩm sinh, theo một công trình nghiên cứu rộng rãi của Pháp, được trình bày hôm qua ở Hội nghị châu Âu về di truyền người, diễn ra ở Goteborg (Thụy Điển). Hơn 30 năm sau khi sinh đứa bé-ống nghiệm (bébé-éprouvette) đầu tiên (Louis Brown, năm 1978), các kỹ thuật của AMP đã bùng nổ trên thế giới. Sự thụ thai trong ống nghiệm (FIV : fécondation in vitro hay “fivette”), sự tiêm tinh trùng trực tiếp vào noãn (ICSI : injection de spermatozoide directement dans l’ovule) hay sự thụ tinh nhân tạo (insémination artificielle), những kỹ thuật khác nhau này là nguồn gốc của 2,% các sinh đẻ ở Pháp. Tổng cộng, hơn 200.000 trẻ em đã được thụ thai như thế trên đất nước của chúng ta.

Nhưng câu hỏi về những hậu quả của những thụ thai hỗ trợ (fécondation assistée) này trên sự phát triển của các trẻ em không được giải quyết. Nhiều công trình nghiên cứu đã gợi ý rằng, chúng có thể là nguồn gốc của một sự gia tăng quá mức của các bất thường nhiễm sắc thể, của các khối u hay của những dị dạng, mà không có kết luận thật sự. Để xác định những nguy cơ và theo dõi tốt hơn những đứa trẻ bị liên hệ, vài nước như Thụy Điển đã thiết đặt các sổ đăng ký. Pháp đang thực hiện điều đó, nhưng hệ thống chưa được hữu hiệu.

ngứa-vùng-kín-3

Nhờ sự giúp đỡ của hội Follow up, nhóm nghiên cứu của BS Géraldine Viot, chuyên gia di truyền học thuộc khoa sản Port-Royal, Paris, đã sàng lọc 15.000 trường hợp sinh đẻ, được đăng ký giữa năm 2003 và 2007, trong 33 cơ sở bệnh viện thực hiện AMA. “Chúng tôi đã quan sát thấy một tỷ lệ mắc phải các dị dạng quan trọng là 1,24 %, trong khi đó tỷ lệ được dự kiến là 2 đến 3%”, BS Viot đã chỉ rõ như vậy. Theo bà, những kết quả này phải được xem như là làm yên lòng. “Trong những công trình nghiên cứu trước đây, tỷ lệ dị dạng lên đến 11%, nhưng phần lớn được thực hiện trên một số ít quan trọng các trường hợp. Sức thuyết phục của công trình nghiên cứu của chúng tôi, đó là số những người tham dự, quan trọng nhất trên thế giới cho đến nay.”

Trong cuộc điều tra này, các dị dạng được gọi là quan trọng (malformation majeure) (nghĩa là gây nên một phế tật nặng hay cần một động tác ngoại khoa) có liên quan chủ yếu đến tim và hệ niệu-sinh dục. “Các bất thường tim, thường nhất là thông liên thất (communication interventriculaire), thường xảy ra hơn nơi con gái. Các bất thường niệu-sinh dục, liên quan các con trai nhiều hơn” BS Viot xác nhận như vậy. Về những thương tổn nhỏ như các u mạch ở da (angiome cutané) (sự tăng sinh hiền tính của các mạch máu), chúng 5 lần thường xảy ra hơn nơi những trẻ sau khi sinh bằng AMP so với sinh đẻ tự nhiên. Ngược lại, không có những bất thường nhiễm sắc thể quá mức trong nhóm các trẻ sinh bình thường.

Công trình nghiên cứu chưa hẳn đã chấm dứt. “Từ nay, 45 bệnh viện sẽ tham dự vào công trình nghiên cứu, có nghĩa là gần một nửa các trung tâm ở Pháp, và chúng tôi có 4.000 hồ sơ mới để phân tích, BS Viot đã nói như vậy, đồng thời nhấn mạnh tỷ lệ “to lớn” được chấp nhận trong số các gia đình. Trong lúc tiếp tục phân tích những hồ sơ mới này, các nhà nghiên cứu Pháp hy vọng có thể phát hiện những yếu tố làm dễ các dị dạng : chứng bệnh vô sinh (infertilité) của người mẹ, các điều trị hormone, kỹ thuật ICSI, môi trường cấy, sự đông lạnh của các giao tử (congélation des gamètes).

“Những kết quả này không gây ngạc nhiên”, BS Marie Boyer, nhà phôi học thuộc bệnh viện Saint-Joseph (Marseille) đã bình luận như vậy. Bà đã nghiên cứu tất cả các hồ sơ của những trẻ em được thụ thai bằng AMP trong bệnh viện này từ 1995. Như thế bà theo dõi các tham số sức khỏe của một nhóm 2.500 chú bé, với những dữ kiện cũng khá làm an lòng, nhất là về sự tăng trưởng của chúng. Tuy vậy Cơ quan sinh y học (Agence de biomédecine) vẫn phê phán về những kết luận của công trình nghiên cứu của B Viot, do sự thiên lệch về phương pháp học. (LE FIGARO 15/6/2010)

Nguồn yduocngaynay.com