Hội chứng ngưng thở tắc nghẽn lúc ngủ, bạn cần biết

I.  THẾ NÀO LÀ NGƯNG THỞ KHI NGỦ:

Hình ảnh sau cho thấy lưu lượng ở mũi và gắng sức hô hấp trong các trường hợp giảm thở và ngưng thở.

HinhAnhSong

            Hình ảnh ghi nhận lại các trường hợp ngưng thở, giảm thở trên máy đo thực tế

SongNgungTho

II.  NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH NGƯNG THỞ, GIẢM THỞ KHI NGỦ:

  1. Yếu tố cấu tạo cơ thể:
    • Béo phì,
    • Amiđan quá phát,
    • Vòm hầu thấp,
    • Cổ ngắn và to,
    • Lưỡi dày và dài,
    • Cằm lẹm…
  2. Yếu tố thần kinh:
    • Liệt vòm hầu
    • Mất trương lực thần kinh cơ vùng hầu họng

KhamLamSang

III.  BIỂU HIỆN BỆNH:

  • Triệu chứng ban đêm:
    • Thức giấc ban đêm nhiều, giấc ngủ gián đoạn, tiểu đêm
    • Ngáy to, kéo dài, đứt đoạn
    • Thở hổn hển, thở phì phò
    • Ngưng thở
    • Rối loạn tình dục…

BieuHienBenh

  • Triệu chứng ban ngày
    • Không sảng khoái khi thức dậy vào buổi sáng
    • Đau đầu khi mới thức giấc
    • Buồn ngủ ban ngày: khi đọc báo, xem tivi, lái xe…
    • Mất chú ý, mất tập trung, giảm trí nhớ,
    • Giảm ham muốn, giảm tiếp xúc xã hội, dễ kích thích, đau ngực, tim nhanh, buồn bã, lo âu…

 

  • Triệu chứng lúc khám:
  • Béo phì
  • Cổ to, vòng cổ > 40Cm
  • Vùng mũi hầu phì đại
  • Amidan quá phát
  • Cằm nhỏ, cằm đưa ra sau
  • Tăng huyết áp, nhịp tim nhanh…

Hậu quả của bệnh:

  • Buồn ngủ ngày quá mức dẫn đến tai nạn xe cộ, bệnh nhân SA có % tai nạn giao thông tăng 3-7 lần
  • Nguy cơ tim mạch :
    • Tăng HA do giảm O2 máu.
    • Tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim…
    • Tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch.
    • Tăng nguy cơ tai biến mạch máu não
  • Nguy cơ tử vong do ngưng thở kéo dài.
  • Giảm chất lượng cuộc sống, giảm sức khoẻ, giảm hiệu quả công việc, học tập, giảm ham muốn…
  • Gây rối loạn trầm cảm lo âu

DauHieuNgungThoLucNgu

IV.  ĐIỀU TRỊ:

1.  Điều trị nguyên nhân:

  1. Béo phì: Giảm cân (Dinh dưỡng hợp lý + Thể dục)
  2. Amidan quá phát: Cắt Amidan
  3. Vòm hầu thấp đơn thuần: Phẫu thật khoét vòm hầu
  4. Lưỡi dày và dài: Chỉnh hình lưỡi
  5. Bệnh thần kinh cơ: điệu trị nội thần kinh + điều trị giấc ngủ

2.  Điều trị triệu chứng:

  1. Nằm nghiêng
  2. Tránh rượu bia,
  3. Tránh dùng thuốc an thần, thuốc ngủ khi chưa được chỉ định
  4. Thở máy CPAP – Đeo dụng cụ hàm giả – Khoét vòm hầu
  • Máy CPAP là biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho các trường hợp ngưng thở lúc ngủ
  • Giải quyết ngáy
  • Giải quyết ngưng thở
  • Giải quyết vấn đề thiếu Oxy
  • Ngủ thẳng giấc
  • Không còn mệt mỏi và buồn ngủ vào ngày hôm sau.

V.  PHÒNG NGỪA BỆNH BẰNG CÁCH NÀO?

  1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động hợp lý để tránh béo phì.
  2. Thể dục hàng ngày và thường xuyên để giảm bớt lượng mỡ thừa và tăng trương lực cơ đặc biệt là ở người già.
  3. Không dùng rượu bia nhiều.
  4. Không dùng các chất gây nghiện và thuốc an thần khi không có sự hướng dẫn của BS.
  5. Phát hiện và điều trị sớm các bệnh như: nhược cơ, liệt cơ, to đầu chi, tăng huyết áp, tiểu đường…
  6. Tầm soát và khám bệnh sớm khi có các triệu chứng như: Ngáy, thức giấc ban đêm, thở gián đoạn khi ngủ, tiểu đêm, mệt vào hôm sau, đau đầu buổi sáng, buồn ngủ ngày nhiều, giảm trí nhớ…