Lao hạch gồm lao hạch ngoại biên và lao hạch nội tạng.
Nội dung bài này chỉ nói về lao hạch ngoại biên
Lao hạch ngoại biên là thể lao ngoài phổi thường gặp nhất ở người trẻ tuổi từ 16 – 40, nữ nhiều hơn nam. ( nữ 82,75 nam 17,25%). Những vị trí thường gặp là: cổ (89%), nách (3%), bẹn (2,6%), hoặc nhiều chỗ (5,4%). Thường đi kèm lao phổi hoặc lao cơ quan lân cận.
Vấn đề gây lo ngại hiện nay là dịch HIV vì đây là một nguyên nhân quan trọng làm tăng số người mắc bệnh lao nói chung trong đó có lao hạch.
Nguyên nhân gây bệnh lao hạch:
Lao hạch cũng có thể có triệu chứng nhiễm lao chung như: sốt về chiều, sụt cân… hoặc ngược lại bệnh nhân thấy sức khỏe bình thường. Chỉ tình cờ người nhà, hay bản thân bệnh nhân thấy xuất hiện hạch vùng cổ hoặc ở vị trí khác trên cơ thể nên đi khám bệnh và phát hiện là hạch lao.
Phát hiện lao hạch:
1) Vị trí :Hay gặp vùng cổ
2) Kích thước: thường không đều, lớn dần
3) Số lượng : thay đổi
4) Mật độ: chắc nếu có hoại tử thì phập phều
5) Di động sau có thể dính mô xung quanh
6) Thường không đau.
7) Không đối xứng ( Thường chỉ một bên)
8) Diễn tiến : Không phát hiện kịpthời, điều trị muộn dò bã đậu để lại sẹo rất xấu