Nguyên nhân và cách điều trị bệnh dị ứng thời tiết

Bệnh di ứng thời tiết thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm. Bệnh thường làm ảnh hưởng đến cuộc sống người mắc bệnh, những triệu chứng quen thuộc của bệnh như: bị nổi mẫn ngứa, nổi sẩn nổi mẫn ngoài da, nóng rát kèm theo…Dưới đây là Nguyên nhân và cách điều trị bệnh dị ứng thời tiết vừa đơn giản lại hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. 

Nguyên nhân thường gặp của bệnh dị ứng thời tiết

Như mọi người đã biết mề đay mẫn ngứa có thể do rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trong đó nguyên nhân dị ứng thời tiết chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên dị ứng thời tiết cũng rơi vào từng thời điểm trong năm chứ không phải lúc nào bệnh cũng xuất hiện và theo thống kê thì bệnh dị ứng thời tiết thường xuất hiện nhiều trong thời tiết.

– Nóng bức: Thời tiết nóng bức dễ ra mồ hôi nhiều sẽ làm cho bề mặt luôn ẩm ướt, gây nên tình trạng viêm nhiễm, sẩn ngứa khó chịu. Bên cạnh đó nóng trong người sẽ tấn công vào gan dễ làm nguy cơ mẩn ngứa tăng cao.

– Dị ứng khi quá lạnh: Mùa đông nhiệt độ lạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh dị ứng tăng lên do phản ứng dị ứng của cơ thể khi mất cân bằng với nhiệt độ của cơ thể, khiến da dễ bị mất nước dẫn tới việc kích ứng da làm da khô và nhạy cảm hơn.

Cách điều trị bệnh dị ứng thời tiết 

Dị ứng thời tiết xảy ra ở nhiều đối tượng do vậy nên bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải bệnh dị ứng thời tiết hiệu quả. Tuy nhiên biểu hiện và mức độ dị ứng xảy ra ở từng người không giống nhau nên khi điều trị cần phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh để ứng dụng thuốc điều trị bệnh hiệu quả nhất.

 Thuốc kháng histamin: Đây là thuốc chỉ định chính trong trường hợp bị dị ứng nổi mề đay mẫn ngứa, thuốc có tác dụng cắt cơn ngứa và làm dịu da. Tuy nhiên thuốc có thể gây nên tác dụng phụ buồn ngủ nên người bệnh hạn chế dùng khi phải công việc đòi hỏi tập trung cao.

 Corticoid: Bôi tại chỗ thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Song không nên lạm dụng vì corticoid gây mỏng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Các vị trí vùng da mặt và vùng da mỏng không nên dùng.

– Dùng thảo dược tự nhiên: Trong dân gian, bệnh dị ứng nổi mề đay thường gọi là phong ngứa, xuất hiện từ lâu nên lưu truyền nhiều phương thuốc, vị thuốc giúp cắt nhanh cơn ngứa như lá khế, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, liên kiều, kinh giới…