Ung thư tuyến giáp có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên thường gặp ở những đối tượng bước sang tuổi 30 và người lớn tuổi. Để giúp bạn hiểu rõ thêm cũng như phòng tránh bệnh, mời bạn tham khảo qua bài viết Một số điều cần biết về bệnh ung thư tuyến giáp.
Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp
1. Phóng xạ
Tuyến giáp bị nhiễm phóng xạ từ thời kỳ ấu thơ, cho đến nay vẫn được xem là yếu tố chính dẫn đến căn bệnh ung thư tuyến giáp.
Nhiễm phóng xạ có thể từ bên ngoài (tia phóng xạ được dùng để điều trị một số bệnh) hoặc bị nhiễm vào bên trong cơ thể (đường tiêu hoá hoặc đường hô hấp) do iot phóng xạ.
Những nghiên cứu đối với trẻ em sống ở vùng Hiroshima và Nagasaki về chủ đề nhiễm nhiễm phóng xạ trong các vụ thử hạt nhân và sống ở Nga và các nước láng giềng sau thảm họa Chernobyl cho thấy chỉ những trẻ em dưới 15 tuổi mới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp do nhiễm tia phóng xạ. Ở những trẻ em này, nguy cơ mắc bệnh tỷ lệ thuận với hàm lượng phóng xạ nhiễm phải.
2. Di truyền
Theo số liệu nghiên cứu, khoảng 3-5% bệnh nhân ung thư tuyến giáp (chiếm 70% số lượng bệnh nhân ung thư tuyến giáp) có bố hoặc mẹ đã từng bị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết hiện nay vẫn chưa pháp hiện được gene nào dẫn tới sự di truyền này.
Hơn nữa, 25-30% ung thư tuỷ (chiếm 7% ung thư u tuyến giáp) có liên quan tới sự thay đổi hình dạng của một số gene (gene Ret). Những bệnh di truyền hiếm gặp cũng có thể kết hợp với ung thư tuỷ như pô lip ruột kết…
3. Tuổi tác, thay đổi hooc-môn
Phần lớn bệnh nhân ung thư tuyến giáp được phát hiện ở độ tuổi từ 30-50. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới từ 2-4 lần. Sự chệnh lệch này được giải thích là do yếu tố hooc-môn đặc thù ở nữ giới và quá trình mang thai đã kích thích sự hình thành bưới giáp và hạch tuyến giáp.
4. Do mắc bệnh tuyến giáp
Rất nhiều giả thiết đưa ra là những người bị bướu giáp, bệnh basedow hoặc hooc-môn tuyến giáp TSH mãn tính có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
Dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp
Khối u ở cổ
Tuyến giáp nằm ngay ở trước cổ vì thế bạn rất dễ dàng phát hiện sự bất thường ở bộ phận này. Nếu thấy một khối u ở trước cổ hoặc dưới yết hầu trong vài tuần mà không biến mất, bạn nên theo dõi sự hoạt động của nó.
Thông thường, khối u lành tính sẽ di chuyển lên xuống khi nuốt, trong khi đó hầu hết các khối u ác tính không di chuyển khi nuốt.
Nhưng để chắc chắn, bạn nên đi kiểm tra nếu thấy xuất hiện một khối u ở cổ.
2. Khó nuốt
Thực quản cũng nằm ngay dưới khí quản, vì vậy khối u tuyến giáp cũng có thể chèn ép trực tiếp hoặc gián tiếp lên thực quản khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt hoặc đau nghẹn khi nuốt.
3. Thay đổi giọng nói
Hộp thanh âm nằm ngay ở dưới tuyến giáp. Vì thế, những thay đổi ở tuyến giáp có thể khiến bạn bị khàn giọng.
4. Khó nói, khó thở
Triệu chứng khó nói, khó thở sẽ xảy ra khi căn bệnh ung thư đã phát triển ở giai đoạn nguy hiểm. Khối u tuyến giáp phình to có thể chèn ép lên khí quản làm cho người bệnh bị khó thở.