Những bệnh lý liên quan đến hội chứng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Làm phụ nữ không phải là điều dễ dàng khi mà kinh nguyệt được xem là nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của các chị em. Do đó, dưới đây, mình sẽ chia sẻ thêm một số thông tin liên quan đến kinh nguyệt nữ giới. Cụ thể đó là những bệnh lý xung quanh đến hội chứng rối loạn kinh nguyệt và một số cách phòng ngừa hiệu quả.

Những bệnh lý liên quan đến hội chứng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Những bệnh lý liên quan đến hội chứng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Những bệnh lý liên quan đến hội chứng rối loạn kinh nguyệt

Đau đầu do thiếu máu trong kỳ kinh nguyệt

Do cơ thể chị em phụ nữ bị mất đi một lượng máu khá nhiều và suy giảm estrogen trong kỳ kinh nguyệt nên nó là nguyên nhân gây nên chứng đau đầu, chứng đau nửa đầu rất khó chịu trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến chị em có cảm giác mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tâm lý bất an, dễ cáu giận.

Chính vì vậy để hạn chế chứng đau đầu, trước, trong và sau chu kỳ kinh bạn cần bổ sung cho cơ thể một số thực phẩm có tác dụng bổ máu như thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan, đậu phụ, uống các viên uống bổ máu đồng thời có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, mất ngủ và massage nhẹ nhàng vùng đầu khi có hiện tượng đau nhức để cơ thể trở nên dễ chịu, thoải mái hơn nhé.

Đau đầu do thiếu máu trong kỳ kinh nguyệt

Đau đầu do thiếu máu trong kỳ kinh nguyệt

Căng thẳng thần kinh trước kỳ kinh nguyệt

Nhiều chị em phụ nữ trước khi có kinh nguyệt từ 3-5 ngày thường có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, căng tức ngực, tinh thần thiếu ổn định, dễ nổi giận, dễ buồn phiền, tâm trạng bồn chồn,…. Đây là những biểu hiện của chứng căng thẳng thần kinh trước chu kỳ kinh mà nguyên nhân là do khi có kinh, cơ thể phụ nữ sẽ có những rối loạn nhất định về hệ thống trao đổi chất, trao đổi muối-nước, sản sinh hormone …. Những triệu chứng này tuy không ảnh hưởng lớn đến tình hình sức khỏe nhưng lại gây ra những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ. Chính vì vậy, bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt trong thời gian này, đặc biệt là duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý, tránh những vấn đề có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý thì chứng căng thẳng thần kinh trước kỳ kinh nguyệt sẽ thuyên giảm dần.

Căng thẳng thần kinh trước kỳ kinh nguyệt

Căng thẳng thần kinh trước kỳ kinh nguyệt

Đau mắt do những thay đổi trong kỳ kinh nguyệt

Trong thời gian có kinh nguyệt, cơ thể chị em sẽ có những rối loạn về trao đổi chất estrogen, về hệ thần kinh thực vật và thần kinh thị giác cũng không tránh khỏi ngoại lệ khiến cho các mạch máu ở phần mắt bị giãn ra, mắt bị sưng, đau, đỏ, sung huyết mạc kèm theo các dấu hiệu khác kéo dài từ 3-4 ngày. Nhiều người còn bị chứng sợ ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt. Các chứng đau mắt nguyên nhân do kinh nguyệt rất đa dạng, tuy nhiên nó không thật phổ biến và sẽ giảm thiểu đáng kể hoặc hết hẳn khi chu kỳ kinh kết thúc, kinh nguyệt càng nhiều thì bệnh càng nhanh khỏi.

Khi bị đau mắt do những thay đổi cơ thể trong kỳ kinh nguyệt bạn không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt mà chỉ nên áp dụng các phương pháp để kỳ kinh nguyệt chấm dứt nhanh, máu kinh ra nhiều như thế các chứng đau mắt sẽ thuyên giảm nhanh hơn, đồng thời bạn nên ăn các thực phẩm bổ máu như đã kể trên, thực phẩm gúp thanh nhiệt cơ thể như các loại trà thanh nhiệt, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, tính mát, uống nhiều nước,….

Đau mắt do những thay đổi trong kỳ kinh nguyệt

Đau mắt do những thay đổi trong kỳ kinh nguyệt

Vú căng đau, có khối u trước và trong kỳ kinh nguyệt

Bệnh này thường phổ biến đối với những chị em còn trẻ tuổi với biểu hiện là một hoặc hai bên vú bị căng cứng, đau, tức, thậm chí khi sờ vào vú còn thấy cả khối u cứng và to. Nguyên nhân của triệu chứng này là do khi có kinh, cơ thể chị em bị rối loạn điều hòa nội tiết tố sinh dục, chất proesteron tiết ra ít, chất estrogen tiết ra nhiều,…. Và nhiều rối loạn cơ thể khác khiến chị em cảm giác lo lắng, mệt mỏi, tâm trạng bồn chồn, bất an. Chứng bệnh này sẽ mất đi khi kỳ kinh nguyệt kết thúc. Chính vì vậy bạn không nên lo lắng quá, hãy giữ cho mình một trạng thái tâm lý thoải mái, dễ chịu. Nhìn trên khía cạnh khác thì đây cũng là dấu hiệu tốt để báo trước kỳ kinh nguyệt sắp đến và bạn sẽ có những chủ động nhất định, đặc biệt đối với những bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt không đều đấy nhé.

Vú căng đau, có khối u trước và trong kỳ kinh nguyệt

Vú căng đau, có khối u trước và trong kỳ kinh nguyệt

Rối loạn hệ tiêu hóa trong kỳ kinh nguyệt

Chứng bệnh này tương đối phổ biến đối với nhiều chị em phụ nữ, các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu có thể xảy ra trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hoat động sống hàng ngày của chị em. Chính vì vậy, trong thời gian nhạy cảm này bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống sao cho đảm bảo cân bằng, đủ chất và phù hợp với thể trạng cơ thể. Đặc biệt nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ, uống nhiều nước để đường ruột hoạt động trơn tru, hạn chế táo bón. Cần tránh những thực phẩm dễ gây tiêu chảy như thức ăn không có nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm đã hết thời hạn sử dụng, thực phẩm có vị chua,… và hạn chế các chất kích thích, các thực phẩm có tính cay, nóng nữa nhé. Một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý luôn là sự lựa chọn phù hợp cho cơ thể bạn đấy.

Rốn loạn hệ tiêu hóa trong kỳ kinh nguyệt

Rốn loạn hệ tiêu hóa trong kỳ kinh nguyệt

Cách phòng ngừa hội chứng rối loạn kinh nguyệt nữ giới

Duy trì chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (có thể hơn), ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Song song đó, các nàng cũng có thể dùng nghệ đen để uống thay thế. Bởi trong nghệ có hàm lượng Curcumin cao sẽ giúp chúng ta giảm các cơn đau bụng hiệu quả. >>>> http://ngheduoclieu.com/cong-dung-cua-nghe-den-la-gi-ban-co-biet-230.html

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng với khẩu phần ăn bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất.

Ngủ đủ giấc 8 tiếng một ngày, tránh thức khuya, mỗi đêm nên ngủ trước 11 giờ đêm và dậy trước 7 giờ sáng. Dậy thì là độ tuổi thường dễ bị rối loạn kinh nguyệt hơn cả. Do đó, các bạn nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày, buổi trưa nên dành 30 phút để thư giãn nghỉ ngơi, dù không ngủ cũng nên nhắm mắt thư giãn. Một cốc sữa ấm 30 độ C sẽ giúp bạn có một giấc ngủ đêm sâu hơn.

Tránh việc sử dụng rượu bia, chất kích thích như cà phê, trà đặc… đồng thời bỏ thuốc lá ngay nếu có thể và tránh xa những nơi có khói thuốc

Những thực phẩm gây rối loạn kinh nguyệt như: đồ ăn có vị chua, cay, nóng, đồ ngọt có lượng đường cao… các bạn không nên dùng, nhất là vào ngày ra kinh.

Duy trì chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý

Duy trì chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý

Thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao

Dành ra 30 phút mỗi ngày cho việc thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. Bạn có thể tập các bài tập như chạy bộ, yoga, thể dục nhịp điệu, aerobic,… đều là những lựa chọn phù hợp, nhưng không nên tập những bài tập quá mất sức nhé.

Không nên tập thể dục thể thao, vận động mạnh trong những ngày “đèn đỏ” tránh những hậu quả xấu.

Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày nhất là trong những ngày kinh nguyệt để các vi khuẩn từ môi trường không xâm nhập vào cơ thể, tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây rối loạn kinh nguyệt.

Cần kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt và viêm nhiễm phụ khoa. Không quan hệ tình dục trong những ngày “đèn đỏ” tránh viêm nhiễm và vi khuẩn xâm nhập.

Chúc bạn thành công!

Theo sưu tầm (Kiến Thức Cây Nghệ)