Những căn bệnh mà acid uric trong máu gây ra

Ngày nay, tình trạng tăng acid uric trong máu là vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể gây ra nhiều biến chứng mà không thể tưởng tượng được. Qua bài viết hôm nay chúng chia sẻ cho bạn” Những căn bệnh mà acid uric trong máu gây ra” cùng tham khảo với chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin nhé!

hinh4

Những căn bệnh mà acid uric trong máu gây ra

Ngay từ cuối thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu đã đặt giả thiết rằng, tăng a.uric máu có thể gây bệnh lý thận và tăng huyết áp. Tuy nhiên, vấn đề này bị xem nhẹ cho tới tận giữa thập kỷ 50 và đầu những năm 60 mới được chú ý trở lại. Từ đó tới nay, rất nhiều nghiên cứu có qui mô đã cho thấy vai trò của a.uric trong nhiều loại hình bệnh lý như tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, bệnh mạch vành, bệnh mạch não, đột quỵ não và sa sút trí tuệ có nguồn gốc mạch máu, tiền sản giật, bệnh thận. Mối liên quan giữa nồng độ a.uric máu với bệnh lý tim mạch không chỉ xảy ra ở ngưỡng tăng thực sự (khi nồng độ a.uric máu vượt quá ngưỡng nêu trên) mà còn xảy ra ở nồng độ bình thường tới ngưỡng cao (từ 310 – 330micromol/lít).

Người ta thấy rằng, tỷ  lệ  bệnh nhân người lớn tăng huyết áp tiên phát không được điều trị có tăng a.uric máu chiếm từ 25-60% và tỷ lệ này xấp xỉ 90% ở các trường hợp tăng huyết áp tuổi thanh thiếu niên. Thêm nữa, những người có tăng a.uric máu mà chưa có tăng huyết áp thì tăng a.uric máu là một yếu tố tiên đoán tăng huyết áp sẽ xảy ra ở những đối tượng này. Thuốc làm hạ a.uric máu nhóm ức chế men xanthine oxidase giúp làm hạ huyết áp mới khởi phát ở tuổi thanh thiếu niên.

Với các bệnh lý mạch máu, nồng độ acid uric tăng cao ảnh hưởng đến chức năng của lớp tế bào nội mạc mạch máu, kích thích giải phóng các gốc tự do, hoạt hóa các chất trung gian của quá trình viêm, gây tăng kết tụ tiểu cầu, tạo các vi huyết khối, các phản ứng viêm mạn tính và về lâu dài làm tổn thương thành mạch. Acid uric tăng cao cũng là yếu tố có giá trị tiên lượng xuất hiện các biến cố tim mạch ở bệnh nhân suy tim, bệnh lý mạch vành mặc dù vẫn chưa phân định được việc tăng acid uric ở những bệnh nhân này là nguyên nhân hay chỉ là hậu quả của suy giảm chức năng thận ở các bệnh nhân suy tim.

hinhquangcao4

Với các bệnh lý thận, các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật và thử nghiệm lâm sàng đều gợi ý rằng việc tăng acid uric có thể dẫn tới bệnh thận mà không do lắng đọng tinh thể urate. Tăng acid uric có ảnh hưởng đến chức năng thận thông qua việc gây tổn thương các mạch máu thận, làm mất cơ chế tự điều hòa của thận, đặc biệt ở các bệnh nhân đái tháo đường. Điều trị làm giảm nồng độ acid uric máu giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh lý thận, nhất là ở những bệnh nhân có lượng a.uric máu rất cao.

Ngày càng gia tăng các bằng chứng cho thấy a.uric có thể  đóng góp vào việc xuất hiện các rối loạn trong hội chứng chuyển hóa. Trước đây, người ta cho rằng, nồng độ acid uric tăng cao trong hội chứng chuyển hóa là do cường insulin, vì insulin làm giảm tiết acid uric ở thận. Tuy nhiên, thực tế trong rất nhiều trường hợp,  tăng acid uric lại xuất hiện trước cường insulin, béo phì và đái tháo đường. Ở các bệnh nhân đái tháo đường có tăng a.uric thì tỷ lệ biến chứng và tử vong cao hơn ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường không có tăng a.uric.

Tăng acid uric máu cũng đặc biệt có liên quan đến các bệnh lý mạch ngoại vi, mạch cảnh, tiền sản giật và chứng sa sút trí tuệ có nguồn gốc mạch máu. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh được việc điều trị hạ acid uric góp phần làm ngăn ngừa hoặc giảm tiến triển của các bệnh lý này trên thực nghiệm và lâm sàng.

Đây là tổng hợp những thông tin khi acid uric trong máu gây ra những căn bệnh. Chính vì thế bạn cần chăm sóc mình cũng như giảm lượng acid uric trong máu cần phải sử dụng các loại thực phẩm chức năng, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để bảo vệ mình.

>>>>Xem thêm: Những thực phẩm giúp bạn giảm Acid uric ngăn chặn bệnh gout

Chúc các bạn mạnh khỏe!

Nguồn: drbinh.com