Hiện nay ,các nhà nghiên cứu cho thấy rằng nguyên nhân dẫn tới nhiều căn bệnh như: bệnh gout, thận, tim,… dẫn chính là tăng lượng acid uric trong máu. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh này? Làm thế nào để điều trị hay làm giảm lượng acid uric trong máu? Qua bài viết dưới đây những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp nhanh nhất.
1. Nguyên nhân tăng acid uric trong máu
Vậy câu hỏi đặt ra là nguyên nhân của tình trạng tăng acid uric máu là gì, và khi nào thì phải điều trị tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng.
– Nhóm suy giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận tiên phát đa nguyên nhân, đặc biệt trong trường hợp ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin, nghiện rượu. Loại này thường có tính chất gia đình, khởi phát thươờng do uống quá nhiều rươợu. Đây là nhóm hay gặp nhất (90% các trường hợp).
– Nhóm tăng tạo acid uric nguyên phát (bẩm sinh). Đây là nhóm nguyên nhân hiếm gặp (dưới 1%) do có các bất thường về enzym: thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase (HGPRT), hoặc do tăng hoạt tính của enzym phosphoribosylpyrophosphate (PRPP).
– Nhóm nguyên nhân còn lại (chiếm khoảng 10%) là tình trạng tăng acid uric thứ phát: do tăng sản xuất acid uric do ăn uống nhiều thức ăn có nhân purin (đặc biệt các thịt màu đỏ như chó, bò, dê, cá biển…); uống nhiều rượu; do tăng huỷ tế bào gặp trong bệnh đa u tuỷ xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (leucemia), dùng hoá chất gây độc tế bào điều trị ung thư; bệnh vẩy nến…Tăng acid uric thứ phát còn do giảm bài tiết acid uric ở thận. Nhóm này có các nguyên nhân như nghiện rượu, suy thận mạn tính, tăng huyết áp, tình trạng nhiễm toan ceton trong đái tháo đường hay nhịn đói lâu ngày, tình trạng nhiễm toan lactic ở người nghiện rượu.
>>>>Xem thêm: Những thực phẩm giúp bạn giảm Acid uric ngăn chặn bệnh gout
2. Cách điều trị acid uric tăng trong máu
Trong trường hợp tăng acid uric không triệu chứng nên tuân theo chỉ dẫn sau: chỉ dùng thuốc khi nồng độ acid uric máu quá cao trên 10-12mg/dl (khoảng 700 micromol/l) hoặc khi có sự sản xuất acid uric cấp tính, ví dụ trong điều trị hoá trị liệu trong bệnh ung thư gây huỷ tế bào nhiều. Có thể dùng liệu pháp dự phòng tình trạng tăng acid uric máu ở những trường hợp dự đoán trước là sẽ có tình trạng tăng acid uric nhiều cấp tính như trên. Khi đó lợi ích thu được chủ yếu là tránh được tình trạng suy thận cấp do tăng lắng đọng tinh thể urat ở ống thận. Thuốc lựa chọn hàng đầu trong các trường hợp này là thuốc ức chế xanthine oxidase như allopurinol (Zyloric), tisopurine (Thiopurinol) hoặc thuốc tiêu acid uric (enzym uricase- biệt dược Uricozym).
Các trường hợp xét nghiệm thường xuyên có tình trạng tăng acid uric trên 10 mg/dl mà kháng với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, hoặc có tiền sử gia đình bị Gout, bị sỏi thận kèm tăng acid uric máu, có dấu hiệu tổn thương thận đều cần phải dùng các thuốc giảm acid uric. Lưu ý không dùng thuốc nhóm tăng thải acid uric như probenecid (Benemid) qua thận ở những bệnh nhân có một trong các biểu hiện sau: tiền sử hoặc đang có sỏi thận, suy thận, có hạt tophi và giảm bài tiết urat qua thận.
Tất cả các trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng khác ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl) đều cần thực hiện các chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như với các bệnh nhân bị Gout mà chưa cần dùng thuốc hạ acid uric máu.
Trên đây là những thông tin về acid uric mà bạn cần biết với những nguyên nhân và cách điều trị làm giảm acid trong máu. Ngoài những cách điều trị bên bạn cần kết hợp chế độ sinh hoạt ăn uống để giúp cơ thể bạn luôn ổn đinh.
Hoàng Thống PhongGiúp giảm các triệu chứng đau do gout ( thống phong) một cách rõ rệt đồng thời tăng cường chức năng gan thận của cơ thể và ngăn ngừa sự tái phát các cơn gút cấp tái phát các cơn đau. Dùng để hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh gút (gout) và Hỗ trợ giảm acid uric máu. |
Chúc các bạn mạnh khỏe!
Nguồn: bacsinoitru.vn