Những nguyên nhân gây suy tim mà người bệnh cần lưu ý

Suy tim là một trong những biến chứng nguy hiểm thường gặp trong bệnh tim mạch có thể dẫn đến tử vong. Vì  thế người bệnh cần biết những nguyên nhân để có thể phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này

– Do nhồi máu cơ tim cũ: Khi động mạch vành cung cấp máu nuôi dưỡng cơ tim có một chỗ bị tắc gây nhồi máu, một số vùng cơ tim chết đi, thành sẹo làm giảm khả năng co bóp của quả tim.

– Tăng huyết áp mạn tính: Làm quả tim phải làm việc quá sức trong một thời gian dài do phải bóp với một lực mạnh hơn để thắng được sức cản lớn trong lòng mạch (do tăng huyết áp), lâu dần sẽ làm tim bị suy.

– Bệnh van tim gây hở hoặc hẹp van tim, tim phải bóp nhiều hơn (do hở van tim) hoặc bóp mạnh hơn (do hẹp van tim), lâu ngày cũng sẽ gây suy tim.

– Măc bệnh tim bẩm sinh

– Bệnh cơ tim do rượu: uống quá nhiều rượu làm co bóp cơ tim bị yếu đi.

– Do rối loạn nhịp tim nhanh kéo dài, mạn tính gây suy tim.

Ngoài ra, bệnh suy tim cũng hay gặp ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên cũng có đến 40% không thể tìm được một nguyên nhân cụ thể nào gây suy tim.

trieu-chung-suy-tim

Phát hiện suy tim cách nào?

Suy tim là biến chứng của nhiều bệnh lý về tim mạch khác nhau, vì thế thường phải làm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh, tìm ra nguyên nhân gây suy tim.

Người bệnh có thể được chỉ định làm điện tim, chụp tim phổi hoặc siêu âm tim…Qua thăm khám tiến hành các xét nghiệm cụ thể, căn cứ vào các biểu hiện  và tình trạng sức khỏe của người bệnh, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nặng nhẹ, từ đó đưa ra phác đồ chữa trị hợp lý.

>>>> Xem thêm: Các triệu chứng của bệnh tim mạch mà bạn cần lưu ý

Lời khuyên đối với bệnh nhân bị suy tim

Người bệnh suy tim cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với thay đổi lối sống và sinh hoạt phù hợp.

– Về chế độ ăn: Cần giảm muối (giảm mặn, không mì chính…) vì ăn nhiều muối sẽ gây giữ nước và phù. Lựa chọn các thức ăn có ít muối. Lượng muối trung bình một ngày không nên quá 2 gam

Hạn chế lượng nước (uống và ăn vào cơ thể) nhất là khi bệnh nặng; Chú ý đến chế độ ăn giảm cân nếu bị béo phì; Không uống rượu đặc biệt đối với bệnh nhân suy tim do rượu; Không hút thuốc lá.

– Về tập luyện, hoạt động thể lực phải phù hợp, tránh gây quá tải cho tim. Không nên chỉ ngồi một chỗ vì suy tim làm ứ máu, nếu không vận động sẽ khiến dễ bị tắc mạch hơn.

Tốt nhất là tuân thủ chế độ hoạt động thể lực theo lời khuyên của bác sĩ. Tập luyện các động tác đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ. Không lao động nặng hoặc ngừng ngay các hoạt động khi thấy khó thở, đau ngực hoặc hoa mắt.

Theo dõi cân nặng và tình trạng sức khỏe tại nhà. Đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh phương pháp chữa trị cũng như lối sống, sinh hoạt phù hợp.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những nguyên nhân gây suy tim đáng chú ý và dấu hiệu khi bị suy tim. Hy vọng bài viết này sẽ thật sự hữu ích dành cho tất cả bạn đọc.

 

An tim tuệ linh

an-tim

– Giúp tăng cường máu tới cơ tim, giãn động mạch vành, tăng sức bền của cơ tim, giãn động mạch vành, tăng sức bền của cơ tim

– Giúp làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở