Bệnh hở van tim là bệnh nghiêm trọng về sức khỏe nếu không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Bài dưới dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn Những thông tin bổ ích về bệnh hở van tim nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả bệnh lý này.
Bệnh hở van tim là gì?
Trái tim gồm có 4 van: Van ba lá, van hai lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ. Những van này có nhiệm vụ như một cánh cửa giúp máu chảy theo một chiều nhát định từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Máu giàu oxy và dưỡng chất sẽ từ thất trái theo động mạch chủ đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Van tim sẽ đóng lại khi máu được bơm khỏi buồng tim. Lúc này, nếu có một van tim bị hở, máu sẽ tào ngượi trở lại khi tâm thất trái co bóp gây thiếu máu đi nuôi cơ thể, khiến cho tim phải hoạt động nhiều hơn để bù lại lượng máu bị thiếu hụt.
Nguyên nhân hở van tim
Một số nguyên nhân gây ra bệnh hở van tim thường gặp bao gồm:
– Tăng huyết áp và suy tim.
– Xơ vữa động mạch trong động mạch chủ.
– Nhồi máu cơ tim khiến tim bị tổn thương và để lại sẹo.
– Thấp khớp gây viêm nội tâm mạc và làm tổn thương các van tim
– Tuổi cao đang trong quá trình lão hóa dẫn tới hở van tim theo 2 con đường: Thoái hóa van và tích tụ calci.
Ngoài ra còn có một số yếu tố ít gặp khác gây ra bệnh như: rối loạn tự miễn dịch, hội chứng carcinoid, thuốc và chế độ ăn kiêng, hội chứng Marfan, rối loạn chuyển hóa, xạ trị…
Triệu chứng của bệnh hở van tim
Thông thường, người bị bệnh hở van tim nhẹ không có triệu chứng cụ thể nào. Trường hợp hở van tim nặng làm giảm lưu lượng máu bơm đi, gây ra các triệu chứng suy tim sung huyết, bao gồm:
– Đau ngực
– Khó thở, đặc biệt khi gắng sức hoặc khi nằm.
– Sưng phù mắt cá chân, bàn chân hoặc bụng.
– Chóng mặt.
– Loạn nhịp tim: Nhịp tim nhanh, nhịp tim bất thường
– Mệt mỏi.
– Tăng cân nhanh: Có thể tăng 2 – 3 kg trong vài ngày.
Những lưu ý cần thiết để sống chung với bệnh hở van tim
– Tập thể dục hằng ngày: Người bị bệnh hở van tim nên tham gia các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ. Trước khi tham gia các môn thể thao đòi hỏi gắng sức, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.
– Không hút thuốc lá.
– Duy trì cân nặng vừa phải.
– Biết được loại và mức độ bệnh của bản thân.
– Theo dõi thường xuyên ngay cả khi không có triệu chứng.
– Trao đổi với bác sĩ khi nhận ra bất kì dấu hiệu bất thường nào: Đau thắt ngực, đau tim khó thở, mệt mỏi…
– Vệ sinh tốt răng lợi, trao đổi với bác sĩ khi có các dấu hiệu nhiễm trùng và sử dụng kháng sinh trước khi thực hiện các thủ thuật gây chảy máu.
– Sử dụng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sỹ.
– Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ.