Một số người có biểu hiện tức ngực, nhói ở tim, đau đầu liên tục, … Những dấu hiệu này có phải chứng tỏ rằng bạn mắc phải hội chứng thần kinh bị suy nhược? Hay cụ thể là bệnh rối loạn lo âu do suy nhược thần kinh gây nên? Dưới đây là những thông tin chi tiết về câu hỏi mà bạn đang quan tâm.
Đau tức lòng ngực, tim đập nhanh, nhức đầu kéo dài – Biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu do suy nhược thần kinh
Người bị rối loạn lo âu thường có biểu hiện tim đập nhanh. Bệnh nhân cảm giác tim mình đập rất nhanh, đập thình thịch thành tiếng hoặc nhịp tim tăng mạnh, vã mồ hôi, run rẩy chân tay hoặc bị rung tay.
Đồng thời, người bệnh cũng có cảm giác khó thở, thở nông hoặc cảm giác ngột ngạt như là có người bóp cổ mình; buồn nôn hoặc thấy đau ở vùng bụng, cảm giác như muốn ngất, đi lại không vững, đầu nhẹ bẫng hoặc như là sắp sửa bị đột quỵ; cảm giác tức ngực hoặc không thoải mái ở vùng ngực, ….
Người bệnh bị rối loạn lo âu có thể có cảm giác như là mình không còn sống ở môi trường mà mình vẫn đang sống nữa, nhiều người thậm chí còn mất kiểm soát bản thân mình. Bệnh nhân thường có cảm giác rất sợ chết, có những cảm giác bất thường, ví dụ như cảm thấy ở trong người mình tê cóng… Đôi lúc có cảm giác rùng mình, hoặc nóng bừng trong người. Bệnh nhân bị rối loạn lo âu cũng có kèm theo những biểu hiện buồn chán, cảm giác bi quan về tương lai, những mặc cảm tự ti, …
Phương pháp phòng tránh các dấu hiệu gây bệnh rối loạn lo âu do suy nhược thần kinh
Bệnh rối loạn lo âu là một dạng rối loạn về tâm thần. Diễn biến bệnh dai dẳng và khó điều trị . Hiện nay có hai phương pháp chính là dùng thuốc và trị liệu về hành vi nhận thức.
Tuy nhiên việc trị liệu bằng các liệu pháp hành vi nhận thức hiện còn chưa được phổ biến ở Việt Nam. Việc điều trị này bao gồm nhiều nội dung khác nhau, ví dụ như là giáo dục về tâm lý, hướng dẫn cho bệnh nhân cách xử lý khi có các biểu hiện của lo âu, hoảng sợ.
Điển hình trong số đó là tập thư giãn, tập hít thở sâu và đều, hoặc có những liệu pháp phơi nhiễm với những yếu tố chủ yếu gây cho bệnh nhân lo âu. Những liệu pháp này nhằm giúp bệnh nhân bị bệnh dần dần thích nghi được với những hoàn cảnh gây nên tình trạng lo âu và các triệu chứng sẽ giảm dần.
Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế học tập, làm việc quá căng thẳng, kết hợp với ăn uống đủ chất và tập thể dục thường xuyên. Nếu mỗi ngày dành ra 20 đến 30 phút để đi bộ hoặc có thể tập thiền, tập yoga thì cũng rất tốt cho tình trạng bệnh.
Nếu như để các dấu hiệu: đau nhức lòng ngực, nhói tim, tim đập mạnh, … kéo dài, các bạn cần đến khám và điều trị tại những bệnh viện chuyên khoa thần kinh để có hướng điều trị tốt nhất nhé!
Tin liên quan:
- Nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể là gì?
- Stress có nguy hiểm đến tính mạng con người hay không?
- TOP 5 Món ăn chữa suy nhược thần kinh hiệu quả nhất [NEW 2018]
Chúc bạn thành công!