Thử ngay giải rượu bằng lá dong cực hiệu quả!

Lá dong ngoài việc bạn dùng làm gói bánh chưng thì bạn cũng có thể tận dùng làm cách giải rượu rất hiệu quả đấy nhé! Cùng xem thông tin cũng như cách thực hiện ngay bên dưới nhé!

Cách nhận biết lá dong?

Chiều cao cây khoảng 1 mét. Lá mọc thẳng to và thuôn dài có đầu nhọn và nhẵn. Kích thước bình thường dài 35cm, rộng 12cm, cuống dài 22cm, trong đó 2 – 3cm phía trên nhẵn. Gân lá vàng hình rẻ quạt. Lá có đặc tính toàn xanh, to bản, dày, dẻo khi dùng để gói bánh dễ dàng, khó rách hoặc gãy.

Hoa hay gọi theo danh từ khoa học là cụm hoa. Cụm hoa hình đầu, bẹ của lá che chắn một phần của cụm hoa, đường kính 4 – 5 cm có từ 4 đến 5 hoa. Cụm hoa có sắc trắng hoặc đỏ tùy thổ nhưỡng.

Quả lớn dài 11mm hình trứng, một phía khum nhiều hơn phía kia, cụm hoa có xu hướng vươn ra khỏi thân cây. Hạt cũng tương tự như quả, thuôn dài gồm 2 phiến áo hạt. Cây ra hoa quả trong mùa hè từ tháng 4 đến tháng 6. Lá còn dùng làm thuốc, thường dùng tươi hoặc qua chế biến.

Cách nhận biết lá dong

Cách nhận biết lá dong

Tại sao lá dong có thể giúp bạn giải rượu?

Lá dong phân bố ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Indonesia, Myanma, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có ở nhiều nơi thuộc Bắc Bộ, Trung Bộ (hiện nay cây lá dong đã được di thực về đồng bằng sông Cửu Long).

Cuốn sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi đề cập đến công dụng của lá Đông, bao gồm khả năng chữa say rượu nhanh chóng, làm mát gan, giải độc, hạ men gan, và điều trị rắn độc cắn.

Theo Đông y, lá Đông có vị ngọt nhạt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu, lợi tiểu, chữa rối loạn tiêu hóa, cầm máu, chữa ngộ độc, say rượu bia (cũng là tình trạng ngộ độc).

Cách giải rượu, bia bằng lá dong

Dùng từ 100 đến 200 g lá xanh đậm, rửa sạch, giã nát, vát lấy nước, cho uống trực tiếp có thể giải rượu. Hoặc dùng lá xanh phơi khô, sắc uống cũng có tác dụng tương tự.

Một số công dụng khác của lá dong

Chữa rắn cắn: Nếu trong trường hợp không liên lạc và huy động được cấp cứu và không thể xác định loại rắn. Lá già, lá càng xanh đậm, nhai nát, lấy bã và nước đắp lên nơi bị rắn cắn.

Chữa ngộ độc: Dùng lá non hoặc đọt non khoảng 50g, rửa sạch, giã nát, thêm nước vừa đủ, lọc lấy nước uống. Ngày uống từ 2 đến 3 lần.

Chữa vết thương đang chảy máu: trong trường hợp không có dụng cụ sơ cứu, chảy máu lượng vừa phải. Lá cây dong già 100g, rửa sạch, giã nhỏ, dùng bã ép chặt lên vết thương. Nếu vết thương chảy máu sẽ cầm lại ngay do tiểu cầu được kích hoạt. Nhựa từ lá cây dong kết hợp với bạch cầu tạo thành một túi cầm máu hiệu quả.

Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: Lá cây dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội. Ngày uống từ 2 đến 3 lần.

Xem thêm: Review 5 nước giải rượu Hàn Quốc được ưa chuộng nhất hiện nay

Theo Nhà Thuốc Việt

Tin liên quan:

Cách uống thuốc giải rượu đúng cách có thể bạn chưa biết

Những thực phẩm giúp giải rượu hiệu quả và nhanh chóng

Một số điều mà bạn cần chú ý khi say rượu