Dù Y học hiện đại có những công nghệ và phương pháp mới chữa bệnh chàm song cách chữa bệnh chàm bằng Đông y vẫn được biết đến là một trong những phương pháp điều trị bệnh chàm hiệu quả, an toàn và không gây đau đớn.
Làm sao để biết mình có bị chàm hay không?
Bệnh chàm là một căn bệnh biểu hiện rõ trên da, do vậy, để nhận biết bệnh chàm không phải là chuyện quá khó khăn. Bệnh chàm thường biểu hiện qua 5 giai đoạn:
+Giai đoạn 1: Tấy đỏ
Bệnh chàm biểu hiện ban đầu là các mảng đỏ, bề mặt da có những hạt nhỏ màu hơi trắng, sau đó các hạt này mọc mụn nước.
+Giai đoạn 2: Nổi mụn nước
Sau khi các mảng đỏ và hạt mụn nước nhỏ xuất hiện, chúng sẽ lan rộng ra, đôi khi các mụn nước hợp thành các mảng mụn nước lớn.
Mụn nước nhỏ không sâu mà chỉ nổi trên bề mặt da, xếp thành các mảng. Mụn nước có thể nổi lên thành từng đợt.
+Giai đoạn 3: Chảy mủ nước
Mụn nước chảy ra do các nốt mụn nước bị vỡ (đè phải mụn nước hay do gãi nhiều). Giai đoạn này dễ bị bội nhiễm do da bị lở loét.
+Giai đoạn 4: Da nhẵn lại
Sau 1 thời gian hoành hành trên da, mụn nước sẽ giảm, huyết thanh đọng trên da tạo vảy dày, vảy khô sẽ bong ra làm thành vùng da nhẵn.
+Giai đoạn 5: Bong da
Lớp da mỏng vừa tái tạo được sẽ nhanh chóng bị rạn nứt, bong vảy tạo thành các vụn, da dày lên do sắc tố chàm.
Tùy vào từng đối tượng mắc chàm mà thầy thuốc sẽ đưa ra bài thuốc chữa trị bệnh chàm phù hợp nhất. Theo đó, cách chữa bệnh chàm ở trẻ em sẽ khác với cách chữa bệnh chàm ở người trường thành, cách chữa bệnh chàm sữa sẽ khác cách chữa bệnh chàm tổ đỉa.
Chữa bệnh chàm bằng Đông y có hiệu quả như những lời quảng cáo?
Bệnh chàm là một dang viêm da xảy ra với tỉ lệ khá lớn, có tên khoa học là eczema. Chàm thực sự là một căn bệnh khó chữa, đặc biệt là khi các triệu chứng có thể tái phát bất cứ lúc nào, nhất là khi tiếp xúc với một số các dị ứng nguyên gây bệnh.
Cách chữa bệnh chàm bằng Đông y là một trong những cách thức cực kỳ phổ biến, bệnh được chữa trị từ sâu có thể giúp chữa trị dứt điểm, an toàn không gây dị ứng. Hiện nay, ở một số các phòng khám tư vấn chàm có bán các bài thuốc nam trị chàm được nhiều người tin dùng, gồm có 3 dạng: thuốc bột và thuốc mỡ bôi ngoài da và thuốc uống.
Hiệu quả của Đông y trị bệnh chàm xuất phát từ việc kết hợp một số các nguyên liệu, chủ yếu là các loại thảo dược quý hiếm, được bào chế theo phương thức gia truyền đem lại hiệu quả sâu tư bên trong. Việc kết hợp các loại thuốc y học cổ truyền có thể phần nào giúp ngăn chặn các triệu chứng như ngứa, da bong vảy, da đóng thành từng mảng lớn, nứt nẻ gây chảy máu…
Hướng dẫn cách chữa bệnh chàm bằng Đông y
Bài thuốc Đông y chữa bệnh chàm hiện nay khá đa dạng, tuy nhiên, không phải bài thuốc nào cũng mang đến hiệu quả cho người bệnh. Dưới đây là 2 bài thuốc chữa trị bệnh chàm được cho là sẽ mang lại tác dụng mong muốn cho những người chẳng may mắc phải bệnh chàm. Đây là hai bài thuốc Đông y kết hợp giữa việc uống và bôi ngoài.
Thuốc uống giải độc, tiêu viêm, nâng thể trạng: Củ kim cang, huỳnh kỳ, sâm đại hành, đẳng sâm mỗi thứ 15g; thổ phục linh, kim ngân hoa, vỏ núc nác (hay hoàng bá), phòng phong, bồ công anh mỗi thứ 10g.
Đem hỗn hợp thuốc trên mang sắc và uống. Bã thuốc có thể sắc tiếp vào 1-2 lần tiếp theo.
Nếu dùng thuốc này uống bị tiêu chảy thì người bệnh cho thêm 1 củ gừng (xắt lát) vào thang thuốc. Uống liên tục đến khi vết chàm khô và giảm được tình trạng ngứa ngáy. Bệnh nặng có thể dùng 30-50 thang, chia làm nhiều đợt. Mỗi đợt có thể sử dụng trong khoảng 1 tuần lễ.
Thuốc ngâm, rửa vết chàm: Ngải cứu 50g, xà sàng tử 20g, kinh giới 10g, vỏ núc nác 50g, phèn xanh 5g. Đầu tiên, cho các vị trên vào 3-4 lít nước, nấu sôi để nguội và ngâm vùng bị chàm chừng 10 phút, ngày ngâm vài lần. Mỗi đợt chừng 5-7 ngày.
Có thể dùng thang thuốc trên đem ngâm 1 lít rượu 30 độ, dùng để thoa trên các vết chàm. Bài thuốc này có tác dụng sát khuẩn vết thương và ngăn chặn vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ về cách chữa bệnh chàm bằng Đông y mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ sớm chữa dứt điểm bệnh chàm. Ngoài ra, đối với những người bệnh chàm bạn cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ và kiêng ăn những đồ tanh nhé!
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Xem thêm:
Mách bạn cách chữa bệnh chàm tổ đỉa không lo tái phát