Đâu là cách chữa amidan mãn tính hiệu quả nhất?

Đâu là cách chữa amidan mãn tính hiệu quả nhất? là mối quan tâm của khá nhiều bệnh nhân viêm amidan mãn tính. Mặc dù khoa học ngày nay đã có nhiều nghiên cứu trong việc chữa trị viêm amidan mãn tính nhưng cho đến nay không phải ai cũng biết về phương pháp chữa trị viêm amidan mãn tính.

Viêm amidan mãn tính là gì?

Viêm Amidan mãn tính là hiện tượng tái đi tái lại nhiều lần do yếu tố chủ quan mà không điều trị dứt điểm. Hoặc do các loại thuốc không hợp, không có công hiệu thực sự trong việc điều trị viêm amidan cấp tính. Uống nhiều thuốc kháng sinh nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, lúc này người bệnh đã nhờn thuốc.

Viêm amidan mãn tính là căn bệnh nguy hiểm

Viêm amidan mãn tính là căn bệnh nguy hiểm

Tuỳ theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, mà viêm Amidan có thể (quá phát) hoặc Amidan có thể nhỏ lại (xơ chìm). Ở thể quá phát thường gặp ở trẻ nhỏ: 2 amidan sưng to vượt quá trụ trước và trụ sau, niêm mạc họng có màu đỏ, khám thấy bên trong hốc có đóng mủ. Thể xơ chìm: thường gặp ở người lớn tuổi, amidan teo lại, màu đỏ sẫm, hai amidan nhỏ, bề mặt gồ ghề, xơ trắng chằng chịt, ấn thấy mủ chảy ra.

Biểu hiện:

+ Hay sốt vặt, nhất là về chiều.

+ Ho khan từng cơn, nhất là vào buổi sáng sớm.

+ Có cảm giác khó chịu, nuốt vướng như có vật gì ở cổ họng, đau đôi khi lan lên vùng tai.

+ Hơi thở thường xuyên có mùi hôi tuy đã vệ sinh tốt.

+ Cơ thể gầy yếu, xanh xao, thể trạng kém,…

Biến chứng do viêm amidan 

Viêm amidan có thể dẫn tới nhiều biến chứng, cả những biến chứng nhỏ tại xung quanh khu vực bị viêm cho đến những biến chứng ảnh hưởng tới toàn cơ thể.

  • Biến chứng quanh khu vực amidan: viêm tấy xung quanh amidan, áp xe amidan hay áp xe quanh amidan.
  • Biến chứng gần: viêm thanh quản – khí quản – phế quản, viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm tấy hay áp xe thành bên họng, viêm tấy các hạch dưới hàm.
  • Biến chứng xa hơn: viêm tim, viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận cấp, viêm khớp cấp hoặc thậm chí là nhiễm trùng huyết.
  • Biến chứng toàn thân: điển hình là hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em.
  • Viêm amidan cũng làm ảnh hưởng rất nhiều tới việc nuốt, thở và phát âm của người bệnh.

Một số cách chữa bệnh viêm amidan mãn tính

Chữa viêm amidan mãn tính bằng mật ong và chanh

Chanh cũng là một nguyên liệu có tác dụng diệt khuẩn và sát trùng rất tốt nhờ có tính acid. Khi bị viêm amidan trong vòm họng luôn rất khó chịu, nuốt thì có cảm giác rát, đau. Đờm cũng được sinh ra do bị viêm nhiễm, dùng mật ong và chanh để giảm ho, tiêu đờm giảm viêm amidan. Các bạn chỉ cần lấy khoảng 2 thìa mật ong trộn đều với ½ thìa cà phê nước cốt chanh tươi.

Chữa viêm amidan mãn tính bằng mật ong và chanh

Chữa viêm amidan mãn tính bằng mật ong và chanh

Bạn có thể cho thêm vào đó lượng nước lọc vừa phải đủ để uống mà không cảm thấy quá chua hoặc quá ngọt. Khi uống, bạn có thể uống từ từ và ngậm trong họng để giảm đau, ho. Khi dùng mật ong và chanh trị viêm amidan cho trường hợp là trẻ nhỏ, các bạn cần lưu ý chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải vì trong mật ong có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn Clostridium botulinum có thể làm cho trẻ sinh bệnh.

Chữa viêm amidan mãn tính bằng chanh và đường phèn

Nước chanh tươi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Bên cạnh đó, đường phèn giúp làm dịu cổ họng, tiêu viêm. Sử dụng bài thuốc với sự kết hợp 2 nguyên liệu này có tác dụng chữa bệnh viêm amidan mãn tính có kèm theo triệu chứng khô miệng, rát họng. Bạn cần lấy chanh tươi thái lát, cho thêm đường phèn vào cốc rồi đổ nước sôi vào hãm uống mỗi ngày 2 cốc. Càn áp dụng thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả trị bệnh.

Điều trị viêm amidan mãn tính bằng Tây Y

Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan mãn tính

Trường hợp viêm amidan sẽ được chỉ định dùng phối hợp các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh toàn thân, nhóm thuốc hay sử dụng nhất là b lactam như clamoxyl, augmentine, zinnat, cephalexine,… Trong trường hợp nghi ngờ viêm amidan do liên cầu b tan huyết nhóm A, phải tiến hành điều trị ngay bằng kháng sinh chống liên cầu như pennicilin G và kéo dài quá trình điều trị trong 2 tuần.
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol là thuốc chủ đạo hay được thầy thuốc sử dụng do tính an toàn cao nếu sử dụng đúng cách và đúng liều.
  • Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề: các men chống viêm a choay, amitase.
  • Thuốc giảm ho.
  • Súc họng bằng các dung dịch kiềm loãng như bicacbonate, nước muối 0,9%…
  • Thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine…
  • Với viêm amidan mạn tính thường có chỉ định điều trị bằng điều chỉnh độ pH tại chỗ để chuyển môi trường của lông chuyển niêm mạc họng về môi trường kiềm, làm cho vi khuẩn khó phát triển. Nếu cần thiết có thể chỉ định cắt amidan.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả nhanh.
  • Thời gian điều trị ngắn.

Nhược điểm:

– Bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng nhờn thuốc do việc lạm dụng thuốc không thông qua ý kiến chuyên môn của bác sĩ. Do hiện tượng nhờn thuốc, thuốc uống lần sau phải mạnh hơn lần trước và hiệu quả điều trị cũng giảm theo thời gian (đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người bệnh có bệnh tiến triển thành mãn tính).

– Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể khiến cơ thể gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng tới dạ dày, gan, thận, gây rối loạn đường tiêu hoá, tăng men gan, suy thận, suy tim, tăng huyết áp….

Điều trị bằng phẫu thuật

Y học hiện đại chủ yếu chỉ định phương pháp phẫu thuật cắt amidan trong điều trị các trường hợp bệnh mãn tính, đặc biệt khi bệnh nặng, amidan trở thành một “ổ bệnh” gây hại cho cơ thể.

Điều trị bằng phẫu thuật

Điều trị bằng phẫu thuật

Tuy phẫu thuật cắt amidan chỉ là một tiểu phẫu, vẫn có những biến chứng nguy hiểm đi kèm như gây xuất huyết không cầm được, bị câm không nói được, gây chấn thương các mô xung quanh, có thể gây tắc đường thở dẫn tới tử vong. Ngoài ra, các biến chứng của gây tê, gây mê khi phẫu thuật cũng ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Bệnh nhân sau phẫu thuật khả năng tái phát cũng khá cao.

Lời khuyên cho người viêm amidan mãn tính

-Vệ sinh răng miệng, sạch sẽ, nên súc miệng với nước muối nhạt thường xuyên

-Giữ ấm vùng cổ ngực, tránh bị nhiễm lạnh, giữ cho mũi được thông thoáng, nên nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối 0.9%

-Khi ngủ không nên thở bằng miệng

-Giữ môi trường sống sạch sẽ, khạc nhổ vệ sinh tránh lây lan.

– Rèn luyện cơ thể thường xuyên nhằm nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng.

-Nên ăn các loại thức ăn mền, lỏng dễ tiêu hóa và đầy đủ chất dinh dưỡng như: cháo, súp…

-Nên nhiều hoa quả, rau xanh giàu vitamin C như sinh tố Bơ, xoài, rau ngót, Cải bắp, súp lơ, dưa cải, cà chua, mã thầy, ngó sen, củ súng, táo.…

-Bổ sung thêm vitamin C,A,E để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Xem thêm:

Mách mẹ cách chữa ho đờm cho trẻ bằng dân gian

Nghiên cứu về cách chữa bệnh ho bằng mật ong

Mẹo chữa bệnh táo bón bằng bài thuốc dân gian tại nhà