Tiểu đường khi mang thai và cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ tốt nhất

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mà khá nhiều mẹ bầu gặp phải. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì và cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé!

Tiểu đường thai kỳ và dấu hiệu nhận biết

Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không. Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24 – 28, mặc dù vẫn có thể có những triệu chứng vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng năng lượng. Tình huống lý tưởng là khi việc sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường đang cần được gia tăng. Nhưng không phải thai phụ nào nào cũng đạt được trạng thái lý tưởng này.

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ

Bạn có thể không biết cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Vài phụ nữ có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:

  • Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.
  • Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.
  • Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
  • Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ được kiểm soát và giám sát bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Mục đích chính trong việc điều trị bệnh tiểu đường là giảm lượng đường huyết trong máu đến mức bình thường và sản sinh lượng insulin phù hợp so với nhu cầu cần thiết của từng cá thể. Phải mất thời gian để ước lượng cân bằng lượng insulin cần thiết trong ngày.

Phụ nữ mang thai bi bệnh tiểu đường thai kỳ cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh đẻ. Biến chứng xảy ra khi cơn đau đẻ bị kéo dài và người mẹ có lượng đường không phù hợp.

Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ tốt nhất cho mẹ bầu

Một số bài thuốc Đông y điều trị tiểu đường thai kỳ sẽ giúp kiểm soát ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Đây cũng là cách chữa tiểu đường thai kỳ an toàn và được nhiều bà bầu áp dụng.

Râu ngô chữa tiểu đường thai kỳ

Bài 1: Sử dụng 50g râu ngô sắc với 1,5 lít nước lọc đến khi cô lại chỉ còn khoảng 700ml. Uống hết trong ngày, mỗi lần khoảng 350ml.

Râu ngô chữa tiểu đường thai kỳ

Râu ngô chữa tiểu đường thai kỳ

Bài 2: Nấu 60g râu ngô, 200g thịt trai và thêm ít gia vị vừa dùng, sau đó chắt lấy nước cốt và cách ngày uống 1 lần.

Mướp đắng trị đái tháo đường

Mướp đắng hay còn được gọi khổ qua, không chỉ được sử dụng trong ẩm thực mà còn là một loại thuốc quen thuộc trong Đông y. Theo sách cổ Đông y, khổ qua là loại quả có vị đắng đặc trưng. Loại quả này không độc, có tính hàn, tốt cho kinh tâm, phế, can, vị.

Ngoài ra, sự chuyển hóa polypeptid-P và chất charantin, vicine trong khổ qua có khả năng ức chế sự hấp thu đường, giúp ổn định đường huyết trong cơ thể.

Nguyên liệu gồm có:

  • Mướp đắng: 150g
  • Đậu phụ: 100g
  • Dầu lạc, muối.

Cách làm như sau:

  • Mướp đắng rửa sạch, cắt đôi quả theo chiều dọc rồi dùng thìa bỏ hết hạt bên trong.
  • Thái lát mỏng mướp đắng rồi xào lửa to với dầu lạc đến khi gần chín.
  • Thêm đậu và một ít muối vào, tiếp tục đảo đều các nguyên liệu trên lửa to đến khi mướp chín.

Với cách trị đái tháo đường bằng mướp đắng này, thai phụ nên sử dụng mỗi ngày 1 lần là tốt nhất.

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Một chế độ ăn uống hợp lý cũng chính là cách điều trị tiểu đường thai kỳ an toàn và hiệu quả. Dưới đây là những yêu cầu về chế độ ăn người bị tiểu đường thai kỳ cần thực hiện trong quá trình điều trị bệnh.

Phương pháp ăn uống của người bị tiểu đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của lượng đường trong máu mỗi ngày. Bởi vậy, để điều trị tiểu đường thai kỳ được tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những điều sau.

Có một bữa sáng khoa học khi điều trị tiểu đường

Thai phụ cần lưu ý bữa sáng mỗi ngày của mình. Hãy chọn những loại thực phẩm chứa hàm lượng đường thấp như cháo, bánh mì hoặc ngũ cốc nguyên cám.

Bị tiểu đường nên ăn nhiều lần trong ngày

Thai phụ nên ăn thêm 2 – 4 bữa nhẹ bên cạnh 3 bữa chính mỗi ngày. Điều này sẽ giúp giữ ổn định lượng đường trong máu.

Mẹ bầu lưu ý, những cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ bằng dân gian trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không phải là phương pháp chữa trị chính. Không nên sử dụng những cách này quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé. Tốt nhất, mẹ bầu vẫn nên kiểm soát lượng lượng đường vào cơ thể sao cho hợp lý, ăn uống và vận động khoa học để có một kì thai khỏe mạnh, an toàn.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Phát hiện những bài thuốc chữa bệnh thoát vị địa đệm hiệu quả nhất

Tiết lộ 4 cách chữa bệnh đau dạ dày tại nhà