Tỏi ta và công dụng của tỏi ta

Tỏi ta  là một từ tiếng Latin nghĩa là “tỏi”.  Linnaeus mô tả chi Allium năm 1753. Vài nguồn nhắc đến từ αλεω (aleo, để tránh) trong tiếng Hy Lạp. Nhiều loài Allium đã được trồng từ thời xa xưa và khoảng một tá loài là cây trồng, và rau ăn quan trọng; một số lớn hơn là cây cảnh. Tranh giới loài của chi Allium không rõ ràng và việc phân loại chính xác còn chưa thống nhất. Ước tính số loài ít nhất là 260, và cao nhất là 979. Most authorities accept about 750 species.[8] Loài điển hình là Allium sativum.

cay-toi1

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA TỎI TA

Tỏi ta có tên gọi khác là đại toán, hom khía (Thái), sluộn (Tày).

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA TỎI TA

Thân hành. Thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân. Dùng tươi hay phơi khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TỎI TA

Thân hành chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có allicin, hợp chất diallyl disulfit, allyl propyl disulfit và một số hợp chất chứa sulfur khác.

4. CÔNG DỤNG CỦA TỎI TA

Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn: Ngày 4-6g. Thụt 100ml dung dịch 5-10% tẩy giun kim, chữa viêm đại tràng. Cồn tỏi chữa ho, ho gà, viêm phế quản. Nước tỏi nhỏ mũi, cháo tỏi ăn trị cảm cúm. Còn chữa chứng tăng cholesterol máu. Đắp ngoài chữa ung nhọt, rết cắn.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA TỎI TA

Tên khoa học của tỏi ta là ALLIUM SATIVUM L thuộc họ ALLIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA TỎI TA

A2

Cây cỏ, sống một năm. Thân hành gồm nhiều hành con gọi là ánh tỏi mọc áp sát vào nhau. Lá hình dải, mỏng, bẹ to, gân song song, đầu nhọn hoắt. Hoa màu trắng hay hồng mọc tụ tập thành khối hình cầu bao bọc bởi một lá bắc to.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA TỎI TA

Tháng 8-11.

8. PHÂN BỐ CỦA TỎI TA

Cây được trồng phổ biến ở khắp nơi.

Trên đây là một số thông tin về tỏi ta, thành phần hóa học cũng như tác dụng của tỏi ta được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)