Uống lá gì để mát gan bổ thận? Top 9 lá cây uống mát gan bổ thận

Ngoài các sản phẩm giải độc gan, sử dụng các loại lá cây uống mát gan là một phương pháp thay thế, vừa đơn giản, vừa tiết kiệm chi phí nên được rất nhiều người bệnh ưa chuộng.

1. Lá rau má

Lá rau má sống ở vùng ẩm ướt, có thân bò trên mặt đất, có vị đắng, tính mát thường được dùng nấu canh hoặc xay nước uống. Rau má có tác dụng làm mát gan giúp giải độc gan một cách hiệu quả. Bạn cần rửa sạch rau má rồi xay lấy nước, cho thêm ít đường vào cho dễ uống. Người bị nóng gan mỗi tuần nên uống khoảng 3-4 ly nước ép rau má có tác dụng thay thế thuốc giải độc gan khá hiệu quả.

2. Lá trà xanh

Trà xanh là loại lá cây uống mát gan giải độc theo Đông y cổ truyền bạn nên thử nếu bị nóng gan. Trà xanh có vị chát nhưng cũng có vị ngọt giúp bài trừ chất độc ra khỏi cơ thể và giải nhiệt một cách hiệu quả. Bạn nên chọn những lá trà bánh tẻ, không quá non cũng không quá già đem rửa sạch, vò hơi dập rồi rửa qua nước sôi. Sau đó đem hãm trong khoảng 15 phút là có thể uống được. Nhưng không nên uống nước trà xanh trong lúc đói vì như thế không tốt cho dạ dày.

Lá trà xanh

Lá trà xanh

3. Lá mã đề

Bạn cũng có thể sử dụng lá cây mã đề có tác dụng giải độc gan, làm mát gan khá hiệu quả. Có thể nấu canh mã đề cùng với thịt nạc hoặc nấu nước uống. Ngoài giải độc gan, lá này còn có tác dung làm thuốc chữa bệnh trong Đông y cổ truyền. Tuy nhiên với phụ nữ đang mang thai và người bị thận yếu thì nên lưu ý khi sử dụng lá mã đề.

4. Lá Atiso

Atiso có vị đắng được trồng để lấy hoa làm rau ăn. Nó có tính mát giúp  nhuận tràng, lợi tiểu, tốt cho gan, làm giảm cholesterol, giải độc gan khá hiệu quả. Theo Đông y cổ truyền Atiso có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan mãn tính, xơ gan… Người thường xuyên uống bia, hút thuốc, làm việc trong môi trường ô nhiễm dùng Atiso cũng khá tốt.

Sử dụng Atiso ở dạng tươi hoặc khô là bài thuốc giải độc gan hiệu quả, có thể chế biến thành các món ăn hoặc pha trà uống đều được. Một số người nấu thành Atiso để pha nước uống. Nhưng cũng không nên quá lạm dụng vì nếu uống quá nhiều sẽ không có tác dụng hiệu quả mà còn gây nên những tác dụng phụ khác.

5. Lá Bồ công anh

Bồ công anh cũng thuộc top những loại thuốc nam giải độc giải độc gan theo Đông y cổ truyền. Loại lá này có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, thông sữa, lợi tiểu… Nó còn dùng để chữa sưng vú, tắc ti sữa, tiểu tiện khó khăn, bệnh đau dạ dày, mụn nhọt, đau gan, ăn uống kém tiêu.

Bồ công anh tốt cho hệ gan mật, nó có thể kiểm soát được lượng mỡ vào trong cơ thể, giúp tăng cường chức năng thải độc cho gan. Bởi vậy những ai bị mắc bệnh về gan mật sử dụng bồ công anh khá hiệu quả. Đặc biệt nó có khả năng ngăn ngừa được nguy cơ nóng gan cực kỳ tốt tương tự như những loại trên.

6. Lá cây vối

Bạn cũng có thể làm mát gan, giải độc gan bằng cách uống nước lá cây vối. Chỉ cần rửa sạch lấy cho nước vào nấu sôi và có thể uống nóng hoặc uống lạnh đều được. Ngoài làm mát gan nước lá cây vối còn giúp lợi tiểu, giải khát, giải nhiệt hiệu quả.

Xem thêm: Điểm danh top 10+ thuốc bổ thận tráng dương tốt nhất hiện nay

7. Lá Diệp hạ châu

Lá Diệp hạ châu

Lá Diệp hạ châu

Diệp hạ châu còn có tên gọi dân dã quen thuộc là cây chó đẻ răng cưa. Diệp hạ châu có tính hàn và vị hơi đắng, được quy vào kinh can, phế với nhiều công dụng điều trị bệnh, trong có có tác dụng làm mát gan.

Lá diệp hạ châu có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất đắng như hypophyllanthin và phyllathin. Còn trong thân cây lại chứa nhiều thành phần khác như nirtetralin, flavonoid, phylteralin, niruroidin, isobubialin, geraniinic, acid ascorbic, repandusinic A và acid amariinic.

Lá Diệp hạ châu được dùng để sắc uống với mục đích chữa chứng nóng gan, đồng thời giúp lợi tiểu, tăng cường chức năng thận cũng như giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Các thành phần trong dược liệu còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus gây ra bệnh viêm gan, hỗ trợ tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Tuy nhiên, đối với Diệp hạ châu này nếu sử dụng quá nhiều trong một thời gian dài có thể gây lạnh gan và dẫn tới xơ gan. Những người có tỳ vị hư hàn cũng được khuyến cáo là không nên sử dụng diệp hạ châu.

8. Lá nhân trần

Lá cây nhân trần là một cây thuốc nam mát gan bổ thận đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp bổ thận, mát gan, tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan này. Cây có chứa nhiều thành phần hóa học như pinen, xeton, capilen… Ngoài các chất này, cây còn chứa hàm lượng tương đối lớn chất chống oxy hóa flavonoid, polyphenol và chất cumarin.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, lá cây nhân trần có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy tăng tiết dịch mật. Đồng thời giúp bảo vệ các cơ quan gan thận khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Dược liệu còn được sử dụng với mục đích ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, thúc đẩy tuần hoàn, làm hạ huyết áp và chống viêm rất mạnh mẽ.

Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú. Tuyệt đối không dùng chung với cam thảo. Đồng thời tránh lạm dụng, không dùng quá thường xuyên bởi có thể gây ra các phản ứng phụ có hại cho sức khỏe, nhất là tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải.

9. Lá nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi là vị thuốc quen thuốc trong Y học cổ truyền có tính hàn, vị ngọt và không chứa độc tính. Loại thảo dược này không chỉ giúp chữa cảm sốt rất hiệu quả mà còn là vị thuốc bổ thận mát gan rất lành tính.

Sử dụng cỏ nhọ nồi sẽ giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ điều trị chứng tâm thận nóng rất tốt. Bên cạnh đó, dược liệu này còn được sử dụng với mục đích hỗ trợ cải thiện chức năng gan, chữa các bệnh về gan hay vàng da.

Để giúp cải thiện chức năng gan thận, khắc phục chứng nóng gan, thận yếu, bạn chỉ cần dùng cây cỏ nhọ nồi sắc nước uống. Hoặc cũng có thể tán thành bột mịn rồi trộn với nước cơm để sử dụng.

Trên đây là top 9 lá cây uống mát gan bổ thận. Mong rằng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ hữu ích với các bạn. Ngoài ra, nếu có nhu cầu tư vấn về sức khoẻ, bạn vui lòng liên hệ hotline 0985508450 hoặc truy cập website: https://nhathuocviet.vn/

Xem thêm: Những dấu hiệu của suy thận bạn có thể nhận biết sớm ngay tại nhà