Trẻ sơ inh luôn có sức đề kháng yếu nên trẻ rất dễ gặp phải một số bệnh thường gặp như: rôm, táo bón, hăm tả,… Dưới đây, mình chia sẻ với các bạn 5 loại bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, cách xử lý bệnh hợp lý.
1. Rôm sảy
Rôm sảy là những nốt sần đỏ xuất hiện ở tất cả các vị trí và đặc biệt là những bùng da ở nơi nếp gấp khiến cho trẻ có cảm giác ngứa ngày khó chịu. Hiện tượng rôm sảy thường xảy ra bởi một số nguyên nhân như: mùa nóng mồ hôi không thoát được ra ngoài làm cho rôm sảy phát triển, mùa đông cha mẹ ủ ấm quá cũng gây rôm sảy cho bé, vệ sinh cho bé kém… Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mẹ cần chọn cho bé những phương pháp xử lý khác nhau.
Cách xử lý:
- Sắp xếp phòng của bé rộng rãi, thoáng mát, chọn cho bé những đồ quần áo vải coton mềm, nhạt màu
- Tắm cho bé hàng ngày để giữ vệ sinh cho da, mẹ có thể tắm cho bé bằng mướp đắng, lá sài đất, trè xanh để sạch sẽ và trị rôm sảy tốt
- Không nên sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy
- Vào mùa đông nếu ủ ấm quá cho bé thì mẹ nên thường xuyên kiểm tra lưng cho bé xem có thấy mồ hôi hay không
- Quần áo của bé cần được giặt giũ và phơi ở nơi sạch sẽ và không có bụi khói
Nếu bé bị rôm sảy phát triển trong vài ngày và tình trạng nặng hơn sau khi đã thực hiện các biện pháp xử lý hoặc bé có dấu hiệu sốt thì mẹ bầu cần cho bé đi khám để bác sĩ kiểm tra và tìm ra phương pháp điều trị kịp thời.
2. Tưa lưỡi
Ở lưỡi xuất hiện những mảng trắng có thể kèm theo những vết loét nhỏ bám vào bề mặt lưỡi bé. Các vết loét này có thể lan rộng sang vùng lợi, niêm mạc miệng của bé. Khi bị tưa lưỡi bé sẽ gặp trở ngại trong quá trình bú.
Nguyên nhân:
- Do mẹ nuôi bé bằng sữa ngoài
- Do nấm candida ,hoặc một loại vi khuẩn E coly
- Do mẹ không vệ sinh núm vú
Cách xử lý:
- Khi con bị tưa lưỡi thì mẹ nên dùng gạc đánh tưa và nước muối sinh lý để vệ sinh cho bé ngày 2 lần nhẹ nhàng chứ không nên chà xát mạnh dễ gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé
- Mẹ không nên dùng mật ong và chanh để đánh tưa lưỡi, không nên cố cạo sạch những đốm trắng ở lưỡi bé khiến bé dễ bị chảy máu lưỡi
- Khi bé bị nặng hơn thì mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ
3. Hăm
Các vết hăm ở các vùng như mông, bụng dưới, đùi trên có màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch gây đau và có thể bong vảy.
Nguyên nhân:
- Da bị ẩm ướt và thiếu sự lưu thông của không khí
- Mặc bỉm quá lâu mà không thay cho bé
Cách xử lý:
- Để cho vùng mông, bụng dưới, đùi thông thoáng, làm sạch vùng da bị hăm bàng nước ấm, sạch sẽ
- Lau sạch sẽ và khô thoáng vùng bẹn và mông sau khi bé đi tiểu
- Không dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm của trẻ vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, gây kích ứng nặng hơn
- Mặc loại Quần rộng, chất liệu mỏng, dể thấm nước
Để phòng tránh trẻ bị hăm các mẹ nên phòng tránh qua một số lưu ý sau:
– Chọn loại tã và bỉm mềm thấm hút tốt
– Thay tã cho bé thường xuyên chứ không nên để quá lâu gây ẩm ướt vùng bẹn của bé
– Vệ sinh sạch sẽ và lau khô trước khi đóng tã mới
– Bôi kem chống hăm cho bé sau khi tắm
–> 7 bệnh thường gặp vào mùa hè
4. Nôn trớ
Thực quản, dạ dày ở trẻ sơ sinh gần như một đường thẳng và chưa tạo thành góc cong như người lớn. Khi mẹ cho bé ăn quá nhiều sẽ khiến cho bé dễ bị nôn trớ
Cách xử lý:
- Đặt bé nằm nghiêng và bế trẻ đầu cúi thấp và để nông cao
- Vỗ nhẹ vào lưng bé
- Vệ sinh mũi miệng sạch sẽ
- Khi trẻ bị nôn trớ mà không kèm theo ho, sốt, co giật, tiêu chảy… thì mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn cho bé trong ngày, ăn ít một và ăn nhiều bữa
- Nếu trẻ bị nôn trớ, ngoài nôn và kèm theo các dấu hiệu sốt, ho, tiêu chảy… thì các bà mẹ phải nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ
5. Táo bón
Biểu hiện của táo bón ở trẻ sơ sinh là: số lần đi tiểu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, trẻ đỏ mặt và khó chịu trước khi đi tiểu, thấy phân bé rắn…
Nguyên nhân:
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu chất xơ, ăn uống nhiều đồ chiên rán
- Sử dụng một số loại bột gây nóng
Cách xử lý:
- Thay đổi chế độ ăn của mẹ, mẹ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều rau quả, giàu chất xơ và uống nhiều nước
- Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng, theo chiều khung đại tràng 3-4 lần trên ngày
- Pha nước ấm tỷ lệ 1 mật ong 3 nước và bôi vào lỗ hậu môn để tạo phản xạ ị cho trẻ