Từ xa xưa ông bà ta đã có nhiều phương pháp chữa bệnh tiểu dắt và cho đến hiện nay những mẹo chữa bệnh tiểu dắt này vẫn được lưu truyền. Và nếu như bạn muốn tìm hiểu về các mẹo chữa tiểu dắt dân gian này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu dắt
Theo Tây y, nguyên nhân chủ yếu gây ra tiểu buốt, tiểu dắt là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên nếu là hiện tượng nhiễm trùng thì người bệnh sẽ có cảm giác đau khi đi vệ sinh, nước tiểu thường có mủ và có mùi hôi do bị nhiễm trùng. Do vậy, đó không phải nguyên nhân chính của hiện tượng tiểu buốt, tiểu dắt.
Theo lý luận y học cổ phương, tiểu buốt, tiểu dắt là do dương khí trong người bị hạ hãm, ép vào thành bàng quang khiến cho ống dẫn tiểu bị nhỏ lại, khiến cho việc đi tiểu trở nên khó khăn. Bàng quang bị ép càng mạnh thì việc đi tiểu càng khó khăn, thậm chí có cảm giác đau buốt vô cùng. Khi bị ép mạnh quá, các mao mạch của bàng quang bị vỡ ra, chảy ra theo nước tiểu nên nhiều người nghĩ là bị tiểu ra máu.
Nguyên nhân khiến dương khí hạ hãm thì có dắt nhiều, chẳng hạn như do ăn uống, sinh hoạt không điều độ, quan hệ tình dục quá sức khiến cho âm dương mất cân bằng, thai nghén hoặc do uống các chất kích thích như rượu hay cà phê khi đói hoặc uống quá mức cần thiết.
Cách chữa bệnh tiểu dắt bằng dân gian
1. Chữa bệnh tiểu dắt bằng bí xanh
Bí xanh là thực phẩm khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Bí xanh có tính mát và dễ chế biến các món ăn hàng ngày. Bí xanh chữa tiểu buốt, tiểu rắt như sau:
Bí xanh lấy một miếng to tầm bằng bát ăn cơm, sau đó gọt vỏ và giã lấy nước cốt. Sau đó hòa một chút muối vào cho dễ uống. Nếu không, bạn có thể ăn sống bí hàng ngày, ăn bao nhiêu tùy thích. Tầm 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, nếu cảm thấy khó ăn bạn có thể luộc bí xanh ăn thường xuyên và uống cả nước luộc.
Cách thứ ba, lấy khẩu bí xanh to rửa sạch sau đó cho vào nồi đất đã được rửa sạch. Lấy vung đậy lại sau đó lấy rơm trộn với đất thó, trát cho kín chung quanh mép vung nồi rồi chôn xuống đất phủ kín. Để sau 1 tháng đào lên đem miếng bí xanh đó giã cho nhừ nát. Tiếp đo cho vào một bát nước đánh cho tan. Lấy vải thô sạch hoặc cái rá vo gạo gạn lọc lấy nước và hòa vào một chút muối để uống khi đói bụng. Nên nhịn uống một lúc cho khát rồi uống thì mau khỏi hơn.
2. Chữa bệnh tiểu dắt bằng mồng tơi
Mồng tơi là loại rau được dùng trong bữa ăn hàng ngày khá phổ biến ở nước ta. Mồng tơi có tính lạnh, vị chua ngọt, không độc có tác dụng giải độc, nhuận tràng… Mồng tơi được dùng để chữa tiểu đường, mỡ máu, đái dắt, đái buốt…
Chữa tiểu nóng buốt: Mồng tới và cuộng rửa sạch, để ráo cho vào ấm đun kỹ sau đó lọc lấy nước pha thêm chút nước sôi để nguội uống thay trà. Mồng tơi chữa tiểu tiện không thông, tiểu dắt, đái nhỏ giọt(do nhiệt): 100g mồng tơi, sắc nước uống hàng ngày thay trà.
Uống nước sắc của rau mồng tơi có thể trị bệnh đái dắt. Còn với bệnh đái buốt, phải hái lá mồng tơi vào sáng sớm, lau sạch rồi cho vào cối chày giã nát. Sau đó đem ra vắt lấy nước. Khi dùng thì cho thêm một chút nước đun sôi để nguội và cho thêm muối rồi dùng. Bã rau dùng để đắp vào bụng dưới. Chỉ cần áp dụng phương pháp này vài lần là khỏi.
3. Chữa bệnh tiểu dắt bằng rau đắng
Đặc điểm của rau đắng có vị đắng, tính bình, không độc vào 2 kinh vị và bàng quang do đó có tác dụng rất tốt cho tiêu viêm, cầm tiêu chảy và diệt ký sinh trùng đường ruột, mụn nhọt, giải độc. Do có tanin nên sử dụng nhiều có thể gây táo bón.
Dùng rau đắng chữa tiểu rắt như sau:
Cách 1: Rau đắng 15 – 20g sấy khô, rửa sạch, cho 450ml nước đun nhỏ lửa còn 200ml, uống thay trà hàng ngày. Dùng liền 15 ngày.
Cách 2: Rau đắng 15g, bòng bong 20g, mã đề 20g, tất cả rửa sạch, cho 500ml nước sắc còn 250ml nước uống hàng ngày thay trà.
Ngoài 3 cách trên thì người bệnh tiểu dắt có thể sử dụng nấm linh chi, uống nấm linh chi mỗi ngày hoặc ăn các món ăn từ nấm linh chi cũng là một trong những giải pháp chữa trị bệnh tiểu dắt hiệu quả.
>>> Xem thêm:
Khi nào không nên áp dụng các bài thuốc dân gian
Những bài thuốc trên rất phù hợp để chữa bệnh tiểu dắt ở trẻ nhỏ, bà bầu, phụ nữ cho con bú, người già vì chúng khá an toàn và hầu như không có khả năng gây biến chứng. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng những bài thuốc này trong khi bệnh còn nhẹ, bị đái dắt thông thường mà không kèm theo các dấu hiệu khác, bị tiểu dắt do thân nhiệt cao, yếu tố tâm lý, mang bầu…
Trong một số trường hợp, các bài thuốc này không mang lại hiệu quả cao. Cụ thể:
– Khi tiểu dắt kèm theo hiện tượng tiểu buốt, tiểu ra máu, ra mủ, đau đớn, bộ phận sinh dục và lỗ niệu đạo sưng đỏ.
– Cơ thể sốt cao, mệt mỏi.
– Sử dụng các bài thuốc trên trong thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm…
Bởi khi có các biểu hiện trên, bệnh nhân có thể đang bị các bệnh nguy hiểm như: lậu, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, suy thận…nên không thể điều trị bằng các bài thuốc trên.
Chế độ ăn uống cho người tiểu dắt
Khi bị tiểu dắt nên chú ý chế độ ăn uống hàng ngày để triệu chứng không trở nên nặng hơn. Cần chú ý các điểm sau đây:
Uống đủ nước mỗi ngày: Việc dung nạp đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh và đẩy các vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể. Không nên uống quá nhiều hoặc quá ít nước sẽ ảnh hưởng không tốt tới bàng quang. Chính vì vậy nên uống 2 lít nước trong một ngày và hạn chế uống nước vào buổi tối.
Hạn chế đồ uống có cồn như bia rượu vì chúng làm gia tăng lượng nước tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn. Để không xảy ra tình trạng trên, nên hạn chế những chất có cồn.
Giảm caffein : Đây là một chất lợi tiểu vì vậy cắt giảm được lượng caffein sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát.
Hạn chế sử dụng thực phẩm có tính axit như : Cam, chanh, cà phê, trà, cà chua… vì chúng có thể gây kích thích bàng quang, vì vậy bạn cũng nên tránh dùng nhiều những loại thực phẩm và đồ uống này, để giảm triệu chứng đi tiểu nhiều.
Đồ uống có ga nên được hạn chế vì chúng cũng rất dễ kích thích bàng quang, nếu mắc chứng đi tiểu nhiều, bạn cũng cần hạn chế uống các loại nước này. Đồ uống có ga bao gồm cả các loại nước như soda, nước khoáng, các loại nước sủi bọt.
Gia vị cay nóng và đồ ngọt không nên sử dụng vi chúng ảnh hưởng không tốt tới bàng quang nếu bạn ăn nhiều. Đường, mật ong có thể làm kích thích bàng quang, cần phải giới hạn.
Lời khuyên cho người bệnh tiểu dắt
Khi bị chứng tiểu buốt, tiểu dắt cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho người bệnh khi mắc chứng bệnh này:
- Không nên uống nhiều nước khi tham gia vận động mạnh hoặc trước khi đi ngủ
- Hạn chế bia rượu và các chất cay nóng trong bữa ăn hàng ngày
- Tập lịch đi vệ sinh đều đặn để tạo thói quen tốt cho bàng quang và giúp nó không rò rỉ một cách bất ngờ. Nếu tình hình không được cải thiện, người bệnh nên tham gia một lớp vật lý trị liệu tăng cường sàn chậu.
- Bệnh tiểu buốt tiểu dắt nếu không chữa dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thận. Do đó, nên gặp bác sĩ khi có những biểu hiện ban đầu.
Bằng những mẹo chữa bệnh tiểu dắt trên đây, chắc hẳn rằng bạn sẽ có được giải pháp chữa trị bệnh tiểu dắt tại nhà một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Xem thêm:
Chia sẻ mẹo chữa bệnh tiểu dắt bằng cách dân gian cực dễ
Bật mí 3 mẹo chữa bệnh ù tai hiệu quả nhất