Bệnh quai bị ở nữ giới gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của khá nhiều chị em. Vậy bạn đã biết cách chữa bệnh quai bị ở nữ giới chưa? Tham khảo bài viết để có câu trả lời nhé!
Bệnh quai bị ở nữ giới và triệu chứng bệnh quai bị
Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh quai bị ở nữ giới cũng giống như biểu hiện bệnh cảnh chung của bệnh quai bị. Ban đầu là sốt cao liên tục, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, sưng và đau tuyến mang tai một bên hoặc cả hai bên. Cụ thể:
- Cơ thể bị sốt cao lên tới 39 – 40 độ C trong khoảng 3 – 4 ngày
- Cảm thấy mệt mỏi, đau nhức toàn thân và đặc biệt có cảm giác ớn lạnh, sợ gió, khó nhai nuốt l
- Cảm thấy một bên má bắt đầu có hiện tượng sưng to và dần dần lan sang bên còn lại.
- Vùng má bị sưng có cảm giác đau nhức, khó chịu, nhưng không bị tẩy đỏ hay tạo mủ. Mà vùng bị sưng thường căng lên, nên vùng sưng có cảm giác hơi bóng.
Bệnh quai bị nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách có thể để lại các biến chứng như: viêm tụy, tổn thương hệ thống thần kinh, viêm phổi… và đặc biệt là viêm buồng trứng ở nữ giới.
Bệnh quai bị ở nữ giới có nguy hiểm không?
Biến chứng bệnh quai bị ở nữ giới là viêm buồng trứng và thường gặp ở phụ nữ đã quá tuổi dậy thì. Việc chuẩn đoán là tương đối khó, biểu hiện của viêm buồng trứng là sốt cao, đau và nổi cục ở hai bên hố chậu, người bệnh có rong huyết. Trường hợp chỉ đau ở bên phải rất dễ nhầm với đau ruột thừa.
Đối với phụ nữ mang thai bị mắc bệnh quai bị, trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ thì có thể sẩy thai hoặc khi sinh con sẽ bị dị dạng. Nếu trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể lưu thai hoặc gây sinh non. Do vậy, phụ nữ nên đi tiêm phòng quai bị trước khi mang thai nếu muốn sinh còn an toàn.
Cách chữa bệnh quai bị ở nữ giới
Quai bị là bệnh do virut gây ra nên hiện nay chưa có loại thuốc nào điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Do vậy, cách chữa bệnh quai bị ở nữ giới vẫn còn là băn khoăn của khá nhiều bệnh nhân. Và giải pháp tối ưu nhất để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh đó là:
+ Sau hai tuần khi phát hiện ra bệnh khoảng thì phải cách ly để tránh lây nhiễm.
+ Kiêng gió, nước lạnh
+ Nên uống nhiều nước , giữ gìn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để tránh khô miệng và để tránh vi khuẩn có môi trường phát triển thuận lợi.
+ Không nên vận động ( khi có dấu hiệu tinh hoàn sưng và đau ).
+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
+ Không được tự ý dùng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi để đắp lên chỗ sưng để tránh nhiễm độc.
+ Nên đeo khẩu trang phòng tránh việc lây bệnh cho người khác.
+ Bệnh nhân nên ăn những món có tính mát như rau xanh, nên ăn thức ăn lỏng mềm. Nói KHÔNG với thực phẩm cay, có tính nóng và những thực phẩm có thành phần của nếp.
+ Nếu như bệnh nhân không có những dấu hiệu thuyên giảm thì nên đưa đến bác sĩ để kiểm tra.
Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa trị bệnh quai bị từ nha đam và măng tây. Hy vọng rằng, với bài thuốc này, người bệnh sẽ có được giải pháp chăm sóc bệnh tốt nhất:
1. Chữa bệnh quai bị ở nữ giới bằng nha đam
Bạn chỉ cần lọc lấy phần gel trắng bên trong lá nha đam, trộn với một ít bột nghệ sau đó chà xát lên vùng sưng ở cổ họng. Để như vậy trong nửa giờ, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm. Hãy thực hiện mẹo này 2-3 lần/ngày.
Ngoài ra, uống ít nhất hai cốc nhỏ nước ép nha đam mỗi ngày cũng sẽ kích thích hệ thống miễn dịch và tăng tốc độ quá trình chữa bệnh.
2. Chữa quai bị ở nữ giới bằng măng tây
Măng tây có chứa nhiều khoáng chất thiết yếu có thể giúp cơ thể bạn chống lại virus gây bệnh quai bị.
Trộn ba thìa cà phê bột hạt giống măng tây và bột hạt cỏ cà ri, thêm một chút nước để tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
Lấy hỗn hợp trên đắp vào khu vực sưng đau.
Để như vậy trong 30 phút đến khi nó gần khô, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
Hãy áp dụng ngày hai lần đến khi nào bệnh thuyên giảm nhé.
Cách phòng ngừa bệnh quai bị
+ Chị em phụ nữ có thể phòng ngừa quai bị bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh.
+ Chị em cần chú ý tránh tiếp xúc với mầm bệnh, với người mắc bệnh, không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống, khăn lau. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trong ngày, nhất là khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
+ Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
+ Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng. Vận động thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
+ Đặc biệt, cần đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Từ đó có biện pháp điều trị sớm, kịp thời, hiệu quả.
Trên đây là một số cách chữa bệnh quai bị ở nữ giới và thông tin liên quan đến bệnh quai bị ở nữ. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trong bài viết này, chị em sẽ chăm sóc sức khỏe cho bản thân tốt nhất.
Xem thêm:
Bệnh phong tê thấp và cách chữa bệnh phong tê thấp tại nhà
Hướng dẫn cách chữa bệnh phong tại nhà có thể bạn chưa biết