Hướng dẫn cách chữa bệnh ghẻ bằng phương pháp dân gian

Cách chữa bệnh ghẻ ngứa bằng phương pháp dân gian đang được áp dụng ngày càng rộng rãi, bởi ngoài tính hiệu quả thì những nguyên liệu chữa ghẻ lấy từ thiên nhiên dường như rất gần gũi với mọi người. Vậy để chữa trẻ bằng cách dân gian phải làm thế nào, mời bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh ghẻ ngứa là gì? Bị ghẻ ngứa có nguy hiểm không?

Bệnh ghẻ ngứa có khả năng lây lan rất nhanh từ người này sang người kia như những người sống chung trong một gia đình, sử dụng chung quần áo, ngủ cùng giường …. Bệnh ghẻ ngứagây những phiền toái nhất định, nếu nặng có thể dẫn đến nguy hiểm cho người mắc phải, ký sinh ghẻ có khả năng sống trên cơ thể vật chủ từ 1 tháng đến 2 tháng và thường phát triển ở những vị trí có lớp da mỏng như kẽ tay, kẽ ngón chân, khuỷu tay, khuỷu chân, bộ phận sinh dục, do dó chúng ta cần phải điều trị ghẻ ngứa một cách triệt để.

Biểu hiện của người mắc phải bệnh ghẻ ngứa đó là trên da thường sẽ xuất hiện những vết đỏ và rất ngứa, tiếp đó là ở những nốt đỏ này sẽ căng mọng nhô lên cao, vì rất ngứa nên người mắc bệnh ghẻ sẽ có hành động gãi và làm cho nốt này bị vỡ ra, tạo nên điều kiện phát tán và lây lannhanh chóng.

Bệnh ghẻ ngứa gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh

Bệnh ghẻ ngứa gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh

Sau khi phát tán và lây lan sang những vị trí khác thì người bị bệnh ghẻ sẽ gãi rất nhiều và liên tục gây ra tình trạng viêm, nhiễm trùng … tạo ra mủ nhọt, eczema…thời gian đầu khi mới bắt đầu bị ghẻ ngứa thì biểu hiện về bệnh chưa rõ ràng nhưng chỉ sau khoảng 4 tuần đến 6 tuần thì bệnh sẽ thực sự rõ ràng và khả năng phát tán sẽ rất nhanh. Thông thường với những người chưa một lần nào bị nhiễm bệnh này thì khả năng phát tán và lây lan của bênh sẽ rất nhanh.

Cách chữa bệnh ghẻ ngứa bằng lá trầu không

Trầu không đặc biệt là loại trầu quế có tác dụng trị ghẻ nước cực tốt. Trong lá trầu có chứa một lượng tinh dầu lớn gồm là betel-phenol và chavicol và cađinen. Chính nhờ lượng tinh dầu này mà trầu không có tính kháng khuẩn cực mạnh.

Từ xa xưa người ta đã biết tận dụng lá trầu không để làm sạch vết thương, khử trùng, trị ghẻ ngứa, mụn nhọt, các bệnh ngoài da khác… Không những vậy trầu không còn là vị thuốc quý của người bị đau nhức xương khớp, nó có tác dụng không thua kém thuốc kháng sinh nên thường được dùng để giảm đau hiệu quả.

Cách 1:

Khi các mụn nước vỡ ra gây viêm nhiễm hoặc hình thành mủ, các bạn chỉ cần rửa sạch 3-4 lá trầu không cắt thật nhỏ cho vào ly rồi đổ nước sôi vào hãm. Hãm khoảng 20 phút thì dùng nước rửa khử trùng thật sạch vùng da bị ghẻ nước, kế đến lau khô tay rồi dùng phần lá chà xát lên để vết thương mau lành, sau khi chà sát thì vệ sinh lần nữa với nước rồi dùng khăn mềm lau sạch sẽ.

Cách chữa bệnh ghẻ ngứa bằng lá trầu không

Cách chữa bệnh ghẻ ngứa bằng lá trầu không

Cách 2:

Dùng khoảng 1 nắm tay lớn lá trầu không đem rửa sạch, ngâm nước muối rồi cho vào nồi đun sôi ngập nước, cho thêm vào nồi một chút muối nữa. Sau khi đun xong thì để hơi âm ấm rồi dùng nước này để tắm rửa vệ sinh da, cách này nên thực hiện ngày 2 lần.

Với 2 cách ở trên bạn nên kiên trì thực hiện khoảng 2 tuần là các triệu chứng ngứa ngáy mụn nước gần như không còn. Tuy nhiên nếu bị viêm nhiễm nặng do gãi quá nhiều thì cần phải đến bệnh viện để điều trị vì phương pháp này chỉ có thể chữa trị dứt điểm khi bị nhẹ mới khởi phát.

Cách chữa bệnh ghẻ ngứa bằng nước muối

Trong muối biển có chứa các thành phần hóa học mang tính kháng khuẩn cao vì thế có tác dụng đẩy lùi và diệt được ký sinh trùng cái ghẻ. Ngoài ra, các khoáng chất như kẽm, canxi, clo, vitamin A, natri, vitamin E giúp kích thích, phục hồi làn da bị tổn thương và tái tạo tế bào mới.

Cách 1: Muối dùng làm thuốc trị ghẻ ngứa

Hòa 200gr muối vào một lít nước, rồi lấy nước này lau thật kỹ vào chỗ ghẻ ngứa. Sau nhiều lần như vậy, ghẻ ngứa sẽ khỏi.

Cách 2: Trị ghẻ bằng nước muối

Rất đơn giản, hằng ngày bạn pha muối loãng với nước ấm để tắm rửa, có thể tắm vào lúc đang ngứa.

Lưu ý: Cách làm này cần phải kiên trì thực hiện thường xuyên mỗi ngày vài lần. Đồng thời giặt giũ quần áo, chăn màn. Giữ vệ sinh nhà cửa, nơi ở mỗi ngày để ghẻ cái không có nơi ẩn nấp và lây nhiễm lại.

Cách chữa bệnh ghẻ ngứa bằng nước muối

Cách chữa bệnh ghẻ ngứa bằng nước muối

Cách 3: Dùng muối và lá mướp để trị ghẻ

Từ xưa, người ta không chỉ dùng nước muối để điều trị bệnh ghẻ ngứa mà còn kết hợp muối với lá mướp để làm bài thuốc hay trị ghẻ. Thành phần của lá mướp có khả năng sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng cao, kết hợp với muối để trị ghẻ ngứa là sự lựa chọn hoàn hảo cho.

Thực hiện như sau: lấy khoảng 4- 5 lá mướp rửa sạch. Đem giã nhuyễn ra rồi thêm1 thìa muối vào giã cùng. Sau đó, dùng hỗn hợp thuốc vừa giã này sát lên vùng da bị ghẻ ngứa, sau khoảng 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch.

Thực hiện liên tục 2 lần/ ngày sẽ thúc đẩy việc tiêu diệt ghẻ cái nhanh hơn. Sau 1 tuần, toàn thân sẽ thoải mái, khoan khoái dễ chịu và không còn cảm giác ngứa.

Khi thực hiện cách trị ghẻ ngứa này, bạn có thể kết hợp với cách tắm nước muối loãng để nâng cao hiệu quả, giúp trị ghẻ ngứa thành công nhanh chóng hơn.

Cách chữa bệnh ghẻ ngứa bằng lá bạch đàn

Ghẻ rất sợ nước lá bạch đàn và sẽ di chuyển ra ngoài da hoặc chạy linh tinh, tắm nhiều lần sẽ khỏi bệnh. Các bác sĩ khuyên rằng, những người mắc bệnh ghẻ nên chọn lá bạch đàn loại cây giống cũ ngày xưa chậm lớn (không phải lá bạch đàn to) hoặc bạch đàn lai ngày nay. Tốt nhất là lá bạch đàn kim lá nhỏ. Sau đó, mang cả lá khô và lá tươi đun thật đặc rồi tắm. Bằng cách chữa bệnh ghẻ ngứa này, tùy vào cơ địa của mỗi người mà trong vòng 3-7 ngày, ghẻ ngứa sẽ được giải quyết dứt điểm.

Cách chữa bệnh ghẻ ngứa bằng lá bạch đàn

Cách chữa bệnh ghẻ ngứa bằng lá bạch đàn

Lưu ý khi điều trị bệnh ghẻ ngứa

Ngoài những mẹo dân gian trị ghẻ ngứa mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, để mang lại kết quả tốt nhất cho quá trình trị bệnh, bạn cũng cần bỏ tủi một số lưu ý sau:

– Chú ý phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ chóng khỏi và ít lây lan. Không gãi, không tự ý dùng các loại thuốc bôi như thuốc rầy, thuốc súng… rất nguy hiểm.

– Quần áo, mùng, mền, chiếu, gối nên giặt tẩy thật sạch. Người bệnh cũng có thể nhúng nước sôi, phơi nắng cho thật khô, ủi nóng trước khi mặc quần áo hay sử dụng. Việc này giúp diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh. Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân.

– Bệnh có thể tái phát từng đợt theo chu kỳ 3 tuần do trứng còn sống sót và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành. Bắt buộc điều trị lại theo đúng phương pháp.

– Phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người cùng bị ngứa đang sinh hoạt, chung sống trong gia đình, lớp học, ký túc xá… nhằm tránh tình trạng tái lây nhiễm lẫn nhau.

Như vậy, chỉ cần thực hiện một trong các cách chữa bệnh ghẻ ngứa mà chúng tôi vừa trình bày trên đây chắc hẳn rằng bạn sẽ không còn phải lo lắng về những cơn đau rát, khó chịu mà ghẻ mang đến! Nếu bạn thấy bài viết hữu ích thì hãy like, share và thường xuyên ghé website để được cập nhật nhiều phương pháp chữa bệnh dân gian nữa nhé!

Xem thêm:

Chia sẻ 5 cách chữa bệnh cảm lạnh hiệu quả tại nhà

Top 3 cách chữa bệnh mề đay tại nhà tận gốc , bạn đã biết chưa?

Bật mí 5 cách chữa bệnh cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc