Top 3 cách chữa bệnh mề đay tại nhà tận gốc , bạn đã biết chưa?

Bệnh mề đay là căn bệnh có nguy cơ mắc phải ở mọi loại tuổi, dù là nam hay nữ. Đây là căn bệnh ngoài da gây không ít khó khăn cho người bệnh, khó chịu nhất là triệu chứng ngứa ngáy của nó. Vậy đâu là cách chữa bệnh mề đay? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Bệnh mề đay và nguyên nhân gây bệnh mề đay

Mề đay là một phản ứng cấp hoặc mãn tính của mao mạch do dị ứng phù ở da hoặc niêm mạc. Bệnh mề đay xuất hiện với những biểu hiện dễ nhận biết như tình trạng ngứa và các nốt sẩn đỏ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Các nốt sẩn nổi đột ngột thành đám, chúng có thể lặn mất sau vài giờ nhưng cũng có thể là vài tháng. Theo đó, khoa học đã phân ra các bệnh mề đay dưới đây:

– Mề đay do nhiễm khuẩn: Bệnh xuất hiện do người bệnh nhiễm virut như viêm gan B, C; nhiễm nấm Candida hoặc nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa, gan thận. Gan thận có nhiệm vụ thanh lọc và đào thải các độc tố ra ngoài , khi bị nhiễm độc khả năng này giảm sút gây tích tụ độc tố trong cơ thể và gây ra mề đay.

– Mề đay tiếp xúc: Bệnh gây nên do tiếp xúc qua da; qua đường hô hấp khi người bệnh hít phải các chất gây dị ứng từ phấn hoa, khói thuốc, lông vũ… hoặc qua ăn uống, qua các thuốc và hóa chất khác (theo cơ chế miễn dịch hoặc không miễn dịch). Nhiều loại thuốc Tây có thành phần dễ gây kích ứng nên khi sử dụng vào người bệnh sẽ dễ mắc bệnh mề đay.Thể mề đay này thường có khả năng chuyển thành mãn tính ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh.

Bệnh mề đay

Bệnh mề đay

– Mề đay do thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, không khí ẩm thấp, lạnh quá hoặc nóng quá đều có thể gây ra bệnh. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến da bị nổi ban rải rác, đặc biệt vùng da tiếp xúc trực tiếp với nắng. Thể mề đay này thường có xu hướng chuyển thành bệnh mãn tính.

– Mề đay hệ thống: Thể mề đay này xuất hiện với tình trạng toàn thân nổi các nốt ban đỏ có thể kèm theo viêm mạch máu rải rác, biểu hiện thanh xuất huyết dưới da, đau khớp toàn thân. Mề đay hệ thống thường xuất hiện ở những người bị bệnh toàn thân như: tiểu đường, lupus ban đỏ, viêm mạch, ung thư,…

– Mề đay di truyền: Bệnh xuất hiện do tính chất di truyền. Khi trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh mề đay thì khả năng rất lớn con sinh ra cũng sẽ mắc bệnh mề đay. Khi người bệnh mắc phải thể bệnh này thì thường sẽ có khả năng mắc các chứng bệnh khác và bệnh khó có thể chữa một cách triệt để.

– Mề đay tự phát: Đây là thể mề đay xuất hiện mà người bệnh thường không rõ căn nguyên gây bệnh. Bệnh có thể xuất hiện dưới bất kỳ điều kiện nào.

Bệnh mề đay nguy hiểm như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về cách chữa bệnh mề đay thì bạn cũng nên lường trước được căn bệnh này nguy hiểm như thế nào:

Đối với mề đay cấp tính nhưng không điều trị tiệt để dẫn đến mề đay mạn tính.

– Mề đay mạn tính gây ngứa, khó chịu ảnh hướng lớn đến thẩm mỹ và cuộc sống của bệnh nhân.

– Mề đay nếu không điều trị để triệu chứng xuất hiện rầm rộ có thể gây tình trạng suy hô hấp như hen suyễn, khó thở thở khò khè do phù thanh quản hoặc lưỡi gà,

– Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị sốc: : Người bệnh thở dốc, ngưng thở, mất tỉnh táo và có cơn co giật, tụt huyết áp…nếu không cấp cứu kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.

– Riêng ở trẻ con, bệnh mề đay thường hay phát bệnh nặng hơn vào ban đêm khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc, nôn ói, bỏ ăn hoặc thậm chí phát sốt. Do đó, nếu tình trạng này diễn ra lâu dài thì có thể gây suy nhược cơ thể và suy dinh dưỡng ở trẻ.

3 cách chữa bệnh mề đay tại nhà tận gốc

Ngoài cách sử dụng thuốc tây, thuốc bôi thì bạn cũng có thể tận dụng 3 cách chữa bệnh mề đay tại nhà tận gốc cực kì hiệu quả dưới đây. 

1. Chườm bằng đá lạnh

Đây là điều cần thiết khi bị mắc bệnh mề đay. Khi sử dụng khăn ướt hoặc gác lạnh đắp lên những vùng bị bệnh mề đay, sẽ giúp làm mát và giảm sưng rất hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một cái khăn sạch nhúng vào nước lạnh rồi đắp lên những vùng da bị ảnh hưởng trong 15 phút.

Chữa bệnh mề đay bằng cách chườm đá lạnh

Chữa bệnh mề đay bằng cách chườm đá lạnh

Nếu chưa giảm thì bạn hãy lặp lại quá trình này vài giờ một lần cho đến khi cơn đau giảm thì thôi. Nếu có những dấu hiệu của bệnh mề đay trở nên nặng hơn thì điều tốt nhất là bạn nên tắm với nước lạnh khoảng 20 – 30 phút. Tuy nhiên, với những bệnh nhân có làn da nhạy cảm thì không nên áp dụng cách điều trị này vì nó sẽ làm cho bệnh trở nên nặng và lây lan nhanh hơn.

2. Chữa bệnh mề đay bằng lá khế

Cách trị mề đay bằng lá khế là một trong những phương pháp dân gian được khá nhiều người truyền tai nhau. Theo Đông y quả khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín thì ôn có tác dụng sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu trị phong nhiệt giải độc. Các bộ phận khác cũng rất có tác dụng trong việc chữa bệnh đặc biệt các bệnh mề đay, mẩn ngứa ngoài da do nhiều nguyên nhân.

Chữa bệnh mề đay bằng lá khế

Chữa bệnh mề đay bằng lá khế

Trong trị mề đay, mẩn ngứa bạn có thể lấy một nắm lá khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo. Căn làm sao cho lá khế vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, không được nóng quá sẽ làm bỏng da, rồi bạn lấy nắm lá khế đã rang chà lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 40gr vỏ của thân cây khế đem sắc lấy nước uống hàng ngày, hay bạn cũng có thể lấy cành và lá khế nấu lấy nước tắm hàng ngày cũng là cách để trị mề đay hiệu quả.

3. Trị bệnh mề đay bằng trà thảo dược

Trị mề đay với trà thảo dược cũng được xếp vào tóp 3 cách trị bệnh mề đay tại nhà tận gốc đấy! Uống nước trà là cách trị nổi mề đay an toàn và lâu dài cho bạn. Những loại trà thảo dược mà bạn có thể lựa chọn đó là trà cam thảo, trà xanh hay trà gừng. Mỗi loại trà có những tính năng riêng nhưng nhìn chung chúng đều giúp bạn loại nỏ những đám sẩn ngứa trên da, ức chế những cơn ngứa dữ dội trên da do bệnh nổi mề đay.

Chữa bệnh mề đay bằng trà thảo dược

Chữa bệnh mề đay bằng trà thảo dược

Thông tin thêm đến các bạn là uống trà xanh hằng ngày giúp kháng lại histamin gây dị ứng, đồng thời ngăn chặn quá trình oxy hóa trên da. Trà cam thảo vói công dụng chính là tiêu viêm, giải bớt độc tố dưới da, trị sưng (người bị bệnh huyết áp hay bệnh về tim, dị ứng vì thuốc không nên chọn uống cam thảo).

3 kiêng – 3 nên đối với người bị mề đay

Kiêng thực phẩm giàu đạm

Với những người thường xuyên bị dị ứng, mề đay cũng đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, công năng miễn dịch suy giảm và tăng mẫn cảm. Những thực phẩm giàu đạm như hải sản (tôm, cua, cá biển); thịt bò; thịt gà… là một trong những tác nhân làm khởi phát tình trạng dị ứng, mề đay ở nhóm đối tượng này.

Kiêng thực phẩm kích thích, cay nóng

Để làm giảm các triệu chứng của tình trạng mề đay, mẩn ngứa khắp người, người bệnh nên giảm đường, muối trong chế độ ăn vì chúng có thể làm gia tăng phản ứng quá mẫn gây dị ứng. Tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu… bởi chúng có khả năng làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Tránh lạm dụng thuốc

Những vết mẩn ngứa mề đay không chỉ mang tới cảm giác khó chịu cho người bệnh mà còn mang tới những cản trở cho công việc, cuộc sống. Tuy nhiên, việc lạm dụng các thuốc chống dị ứng, kem bôi mà không theo chỉ dẫn của bác sỹ sẽ gây ảnh hưởng tới da và chức năng gan thận. Hơn nữa, điều này càng khiến các độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều hơn dẫn đến việc dễ bị tái phát những lần sau và mức độ sẽ nặng hơn.

Nên tập thể dục thường xuyên

Song song với việc ăn uống đầy đủ và hợp lý thì chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên vận động giúp cơ thể tăng cường tuần hoàn máu không chỉ giúp giảm bớt nguy cơ bệnh tật mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Chăm tập thể dục

Chăm tập thể dục

Hạ nhiệt cho cơ thể

Ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh với đủ các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe, việc tăng cường các thực phẩm có tính giải nhiệt như đậu phụ, mướp đắng (khổ qua), củ cải, bí đao… và các loại hoa quả để loại bỏ độc tố và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Giải độc cơ thể bằng thảo dược

Nguyên tắc hàng đầu trong điều trị bệnh đó kết hợp làm giảm triệu chứng và tìm tận gốc căn nguyên gây bệnh. Hiện nay Tây y chưa có phương pháp điều trị từ nguyên nhân nên người bệnh có xu hướng tìm về các bài thuốc Đông y và kinh nghiệm dân gian.

Trên đây là các cách chữa bệnh mề đay tại nhà cũng như lời khuyên dành cho người bệnh mề đay. Nếu như bạn thấy thông tin trong bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng biết nhé! Và đừng quên ghé website thường xuyên để theo dõi nhiều phương pháp chữa bệnh bằng cách dân gian nhé!

Xem thêm:

Cách giảm axit dạ dày đơn giản tại nhà, ai cũng phải biết

Cách chữa bệnh dạ dày bằng nghệ tươi với mật ong làm như thế nào?

Cách chữa bệnh dạ dày bằng mật ong có hiệu quả không?