Bệnh phong tê thấp và cách chữa bệnh phong tê thấp tại nhà

Y học hiện đại đã có nhiều cách chữa bệnh phong tê thấp nhưng có thể nói rằng phương pháp chữa bệnh phong tê thấp tại nhà vẫn luôn được khá nhiều người tìm hiểu bởi sự an toàn và không gây ra tác dụng phụ. Vậy bạn đã biết cách chữa bệnh phong tê thấp tại nhà chưa? Tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé!

Bệnh phong tê thấp là gì?

Bệnh phong tê thấp là bệnh xảy ra ở các khớp do nhiều nguyên nhân tác động như tuổi tác, bệnh xương khớp, môi trường, vận động…gây nên một số dấu hiệu về khớp như: cảm giác đau, sưng, cứng khớp và hạn chế quá trình vận động. Trong trường hợp cấp tính thì bệnh có thể tự khỏi mà không để lại tổn thương gì, hoặc nghiêm trọng hơn khi bệnh trở nên mãn tính có thể ảnh hưởng nhiều tới quá trình vận động.

Bệnh phong tê thấp

Bệnh phong tê thấp

Dựa vào từng mức độ, nguyên nhân gây bệnh mà đông y chia bệnh phong tê thấp ra làm các thể như:

+ Thể phong tý: Trường hợp này là các khớp đau mỏi, đau có tính di chuyển từ khớp này sang khớp khác kèm theo các dấu hiệu như người mệt mỏi, sợ gió, sợ lạnh và mạch phát phù.

+ Thể Hàn tý: Ở thể này khớp đau thường là cố định có thể đau 1 hoặc nhiều khớp cùng một lúc. Khi gặp lạnh cơ đau nhức tăng lên và chỉ khi chườm nóng thì cơ đau giảm hẳn.

+ Thể thấp tý: Triệu chứng thể này là đau ở một hoặc nhiều khớp, cơ đau thường rất nghiêm trọng tạo cảm giác người mệt mỏi, đau nhức, rêu lưỡi trắng dày….

Ở từng thể khác nhau người bệnh sẽ được các thầy thuốc áp dụng các phương thuốc phù hợp giúp trị khỏi bệnh một cách hiệu quả nhất.

Triệu chứng nhận biết bệnh phong tê thấp

Bệnh phong tê thấp thường có biểu hiện gần giống với các triệu chứng mỏi cơ, đau xương khớp và điều này làm khá nhiều bệnh nhân lầm tưởng về bệnh. Vậy đâu là dấu hiệu để bệnh nhân có thể nhận biết mình có đang mắc bệnh phong tê thấp hay không?

  • Cứng, đau nhức và sưng ở các đầu khớp xương: khớp xương tay, đầu gối, xương chậu, vai đặc biệt nhất là trên xương sống
  • Các khớp và thân thể đau nhức, cơn đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia; các khớp khó cử động; có thể sốt, người mệt mỏi, chỉ muốn nằm, mạch phù.
Nhận biết bệnh phong tê thấp

Nhận biết bệnh phong tê thấp

  • Bệnh phong tê thấp làm rối loạn tự miễn có thể gây khô mắt, mũi, miệng và cổ họng.
  • Xuất hiện dưới da những cục u cứng ở chỗ khớp bị đau. những cục u cứng này thường xuất hiện phía sau khuỷu tay, đôi khi xuất hiện cả trong mắt.
  • Không thể cử động các khớp, bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi. Các khớp có thể bị biến dạng theo thời gian

Cách chữa bệnh phong tê thấp tại nhà

1. Chữa bệnh phong tê thấp bằng lá lốt

Hầu hết bệnh nhân đều biết đây là bệnh dạng “kinh niên”, không thể khỏi ngay một sớm một chiều được. Vì thế, khi nhắc đến bệnh phong tê thấp và cách điều trị , người ta hay nghĩ đến các phương pháp Đông y, hoặc các phương pháp dân gian để điều trị lâu dài.

Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến độc giả cách điều trị phong tê thấp bằng lá lốt. Là loại cây có khả năng sinh trưởng rất tốt trong tự nhiên, lại không cần phải chăm sóc quá nhiều, lá lốt vừa là gia vị, vừa là món ăn với hương vị đặc trưng hấp dẫn rất nhiều người.

Chữa phong thấp bằng lá lốt

Chữa phong thấp bằng lá lốt

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trong loài cây thân thảo này chứa rất nhiều các hoạt chất quý và tinh dầu, đặc biệt là ancaloit có khả năng kháng viêm và sát trùng, giảm đau cực kỳ công hiệu. Trong Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm sẽ phát huy công dụng, giúp người bệnh giảm những cơn đau nhanh chóng. Cách chữa phong tê thấp với lá lốt như sau:

Thông thường, người bị đau nhức xương khớp thường rất khổ sở mỗi khi thời tiết thay đổi, những cơn đau lại tái phát triền miên. Với đặc tính ở trên, một bát canh lá lốt với tính cay ấm đặc trưng sẽ “đánh bay” các cơn đau nhức, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi (lá già càng tốt) đem rửa sạch, sau đó xắt nhỏ, bật bếp phi thơm chút hành rồi cho lát lốt vào đảo qua, nêm đầy đủ mắm, muối rồi đổ nước vừa ăn. Chỉ 10 phút sẽ có ngay bát canh lá lốt với hương vị hấp dẫn, lại giúp giảm các triệu chứng của bệnh nhanh chóng.
  • Người bệnh nên ăn ngay lúc nóng, thực hiện tuần từ 3-5 lần, đan xen trong các bữa ăn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

2. Chữa bệnh phong tê thấp bằng cúc tần và ngải diệp

Cúc tần có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng tán phong hàn, trừ thấp, tiêu độc, sát trùng, tiêu ứ…. Ngải diệp có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng làm ấm kinh lạc, trừ hàn và giảm đau. Kết hợp cúc tần và ngải diệp làm thuốc đắp ngoài khớp đau giúp làm giảm đau nhức và giảm sưng, phục hồi chức năng của khớp.

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá cúc tần và ngải cứu (mỗi thứ 1 nắm). Đem hai vị thuốc này sao rượu rồi chườm lên khớp đau khi còn ấm nóng. Mỗi ngày chườm 1 lần, trước khi đi ngủ để giảm đau.

Chữa bệnh phong tê thấp bằng cúc tần và ngải diệp

Chữa bệnh phong tê thấp bằng cúc tần và ngải diệp

Các bài thuốc trên tùy theo cơ địa, mức độ của bệnh phong tê thấp mà các thầy thuốc giỏi sẽ hướng dẫn liều lượng hợp lý giúp trị phong tê thấp hiệu quả nhất. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, tránh nơi lạnh và ẩm thấp, kết hợp tập luyện và xoa bóp hàng ngày để ngăn chặn tình trạng xơ cứng khớp.

3. Chữa bệnh phong tê thấp bằng đinh lăng

Đinh lăng được trồng phổ biến trên khắp địa bàn đất nước và được xem như một vị thuốc giúp trị các bệnh như: Giải cảm sốt, chữa trị đau lưng, tê thấp, lợi tiểu,… Trong đó:

  • Rễ cây đinh lăng được sử dụng làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược, gầy yếu.
  • Lá đinh lăng chữa cảm sốt. Giã nát đắp có thể chữa mụn nhọt, sưng tấy.
Chữa bệnh phong tê thấp bằng đinh lăng

Chữa bệnh phong tê thấp bằng đinh lăng

  • Thân và cành của đinh lăng dùng để chữa phong tê thấp và bệnh đau lưng

Cách thực hiện:

Dùng 20-30g thân, cành đinh lăng ( hoặc kèm theo 10g các loại: cúc tần, rễ cây xấu hổ, bưởi bung). Cho vào 600ml nước. Sắc còn 300ml nước rồi bắc xuống. Mỗi ngày uống 3 lần.

4. Chữa bệnh phong tê thấp bằng hạt đậu đen

Đậu đen được biết đến như một loại thực phẩm bổ dưỡng trong bữa ăn, và từ khi y học có nghiên cứu về những hợp chất có trong thành phần đỗ đen thì thấy những hợp chất có tác dụng chống lại các tế bào ung thư, ngăn chậm quá trình lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch tốt. Theo y học cổ truyền thì đậu đen có tác dụng chữa bệnh phong thấp, tê thấp, thủy thủng cực hiệu quả.

Chữa bệnh phong tê thấp bằng hạt đậu đen

Chữa bệnh phong tê thấp bằng hạt đậu đen

Cách thực hiện:

Đem hạt đậu đen ủ mầm đến khi dài chừng 3cm thì mang đi phơi khô. 1kg đậu trộn đều với 50ml dấm ăn rồi đem sao giòn rồi tán đậu thành bột. Mỗi lần dùng khoảng 1 thìa cà phê bột pha và rượu rồi uống trước khi ăn. Ngày thực hiện uống 3 lần không chỉ có tác dụng chữa phong thấp mà còn chữa các bệnh đau nhức, viêm khớp và bệnh về đường tiêu hóa rất hiệu quả.

Bệnh phong tê thấp kiêng ăn gì?

Để bệnh phong thấp mau khỏi, bệnh nhân cần dùng thuốc đúng chỉ định, sinh hoạt khoa học, tập thể dục thể thao kèm theo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh các thức ăn có hại. Bị phong thấp cần kiêng các thực phẩm sau:

1. Tránh thức ăn gây dị ứng

Nhóm thức ăn gây dị ứng sẽ làm kích thích phản ứng gây viêm, làm xương khớp càng đau nhức dữ dội hơn. Người bị phong thấp cần kiêng các thực phẩm từ bắp, bơ sữa, gạo nếp đã qua chế biến (bánh chưng, bánh tét,…).

2. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Bị phong thấp cần kiêng các thực phẩm có nhiều chất bép bão hòa. Nhóm thực phẩm này sẽ thúc đẩy quá trình kết dính tiểu cầu, gây giãn tĩnh mạch, xung huyết. Người bệnh phong thấp không nên ăn đồ ăn nhanh, thức ăn chiên xào, đồ nướng…

3. Thực phẩm gây mất canxi

Thực phẩm gây mất canxi cho cơ thể là thịt đỏ, nội tạng, muối, đường, rượu bia,… Đây là các thực phẩm cần hạn chế ăn khi bị phong thấp. Ăn và uống nhiều thực phẩm này sẽ làm hao hụt lượng canxi, khiến xương khớp yếu hơn.

Người phong tê thấp hạn chế uống rượu bia

Người phong tê thấp hạn chế uống rượu bia

4. Thực phẩm làm tăng chất lipid

Cần kiêng các thực phẩm tăng chất lipid máu gây bất lợi cho người bị phong thấp, kích thích các phản ứng viêm tấy. Thực phẩm nên kiêng là thịt mỡ, xúc xích, dăm bông, lạp xưởng, bánh kẹo, nước ngọt có gas,…

5. Thực phẩm giàu acid oxalic

Những thực phẩm giàu acid oxalic sẽ làm tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh về xương khớp khác. Người bị phong thấp cần kiêng các thực phẩm này nếu không muốn bệnh tồi tệ hơn. Nên kiêng ăn củ cải trắng, mận, thịt heo kho gừng,….

6. Thức ăn có quá nhiều đạm

Đạm cần thiết cho cơ thể, nhưng quá nhiều đạm sẽ làm hệ xương khớp bị ảnh hưởng xấu, làm viêm đau thêm trầm trọng. Bị phong thấp cần hạn chế ăn trứng, thịt đỏ, nội tạng, cá mòi, cá trích, thịt bò, cá chạch, thịt ngỗng,…

7. Gia vị cay nóng

Không chỉ riêng những người bị bệnh phong thấp mà tất cả những người bị bệnh về xương khớp đều phải kiêng gia vị cay nóng. Các món ăn chế biến nhiều tiêu, ớt,… cần kiêng ăn trong thời gian bị bệnh.

8. Chất kích thích

Chất kích thích sẽ tàn phá các tế bào và sản sinh ra các phản ứng làm cơ thể đau nhức, khó chịu. Người bị phong thấp cần kiêng uống rượu bia, hút thuốc lá, cà phê đặc .

Trên đây là một số cách chữa bệnh phong tê thấp mà chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng, với những chia sẻ này bạn đọc sẽ bỏ túi cho mình phương pháp chữa phong tê thấp tại nhà không cần đến thuốc Tây.

Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm:

Hướng dẫn cách chữa bệnh phong tại nhà có thể bạn chưa biết

Tìm hiểu về cách chữa bệnh phong thấp tay chân tốt nhất hiện nay